Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bác sĩ BV nhà nước: làm từ 4h sáng, sẵn sàng bị khiếu kiện bất cứ lúc nào


Các bác sĩ ở bệnh viện công bắt đầu làm việc từ lúc 4h sáng, không có thời gian nghỉ trưa, liên tục như một cái máy, sẵn sàng bị khiếu kiện lúc nào và cũng chưa có một Hội đồng chuyên khoa nào đứng ra bảo vệ sự cố.

Những mặt trái ở bệnh viện nhà nước đó có lẽ là nguyên nhân khiến hàng trăm bác sĩ nhảy việc, đầu quân về công tác tại các bệnh viện tư nhân. Nhiều năm qua, Bộ Y tế vẫn chưa có giải pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám này.

Thấu cảm với nỗi khổ của những đồng nghiệp làm việc trong các bệnh viện công lập, PGS TS Nguyễn Hoài Nam - Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ với báo chí về vấn đề này. Quan điểm của ông được đăng trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh với nội dung tóm lược là lịch trình làm việc kín mít và chưa được coi trọng.

bác sĩ nghỉ việc

"Cả nước" buồn vì bản tuyên án 42 tháng tù của BS Lương

Bác sĩ không phải là một cỗ máy được lập trình sẵn

Thầy thuốc làm việc tại một số bệnh viện trực thuộc nhà nước từ cấp trung ương cho đến địa phương đều làm việc quá giờ, không đúng như quy định của luật lao động. Cụ thể, họ bắt đầu vào lúc 4h sáng, không được nghỉ trưa. Tình trạng này có lẽ chỉ diễn ra ở nước ta và một số nước đang trong thời kỳ chiến tranh. Theo quan điểm của phó chủ tịch, điều này sẽ làm giảm năng suất, không hiệu quả. Nguyên nhân được chỉ ra là do số lượng bệnh nhân nhiều, áp lực từ phía thị trường khám chữa bệnh, cơ chế quản lý yếu kém, không tìm ra giải pháp thích đáng và một phần có thể do bệnh thành tích.

Thông thường, chỉ những trường hợp nặng mới cần vào khoa cấp cứu để được các ca trực hỗ trợ kịp thời và đảm bảo được chăm sóc bởi những người có trình độ chuyên môn và sức khỏe tốt, đủ minh mẫn để giúp người bệnh qua cơn nguy kịch. Đối với những người không cần phải cấp cứu thì chỉ nên đi khám bệnh như thường lệ để được các Y tá hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ, sau đó được các kỹ thuật viên xét nghiệm, khám kỹ, từ đó chất lượng phục vụ tốt hơn.

Hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều thực hiện theo thông lệ đó, không phải do họ sáng tạo mà do quản lý tốt. Không những thế, xét theo phương diện Y học, nếu khám chữa bệnh sớm quá thực chất sẽ cho kết quả không chính xác. Vì sẽ đảo lộn các hằng số về sinh lý của người bệnh, chu kỳ sinh học của thầy thuốc nên khả năng phán đoán bị tác động. Vị PGS giải thích thêm, thầy thuốc không phải là một cái máy được lập trình sẵn mà cũng là “một con người, con người, một con người nhạy cảm”. Xét theo phương diện khác, khi bác sĩ chiều lòng bệnh nhân sẽ hình thành thói quen xấu, sai lệch với quy định khám chữa bệnh.

quá tải bệnh viện

Cần có giải pháp thiết thực để giải quyết tình trạng quá tải ở bệnh viện

Bác sĩ chưa được coi trọng

Chuyên gia Y tế nổi tiếng trên thế giới đã từng nói: “Một cơ sở Y tế muốn phát triển tốt, thực hiện đúng và nay đủ chức năng của ngành Y tế thì cơ sở Y tế đó phải luôn coi trọng bệnh nhân như là thượng đế của bệnh viện và Giám đốc cơ sở Y tế phải coi người thầy thuốc như thượng khách của mình”.

Trong thực tiễn, nhiều hội thảo, bài báo bàn về chủ đề bệnh nhân là thượng đế của bệnh viện, rất nhiều nơi đã làm tốt điều này. Tuy nhiên, ở vế thứ hai chưa quan tâm mấy. Dường như một thói quen từ thời bao cấp, nhiều cơ sở không coi người bác sĩ là vị khách, là yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh, thương hiệu của chính giám đốc bệnh viện nữa.

Hệ thống phòng ốc đa số để phục vụ cho công tác chuyên môn, không có chỗ để tiếp bệnh nhân mà đưa vào buồng bệnh vì quá tải. Để giải quyết tốt vấn đề này cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài, phải ban hành chính sách đồng bộ giữa các cơ sở Y tế để chia sẻ bệnh nhân, giảm thời gian nằm, tăng số lượt sử dụng giường bệnh hơn là tăng số lượng giường bệnh.

Thiếu những điều kiện tối thiểu để làm việc, không được tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân và người nhà nên khó giúp họ nhận thức được về những thỏa thuận trong điều trị cũng như giải thích tường tận về bệnh tình nên dễ xảy ra hiểu nhầm dẫn đến sự cố là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, tiến sĩ Y khoa tốt nghiệp ĐH Mỹ còn nói rằng “các bác sĩ làm việc tại Việt Nam giống như làm việc trong sương mù vì không biết khi nào mình sẽ đi lạc đường. Điểm lại các trường hợp sai sót y khoa gần đây cho thấy, chưa có một khung pháp lý rõ ràng để phân tích sai sót khi xảy ra”

>>> Liệu ngày mai công lý có đến với Công Lương

>>> Bác sĩ cưu mang bệnh nhân tâm thần suốt 26 năm