Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ăn cơm mẹ mớm, bé 5 tuổi có nguy cơ bị ung thư dạ dày


Cả nhà bé rất ngạc nhiên khi bác sĩ kết luận bé bị dương tính với vi khuẩn HP, gây viêm loét dạ dày nặng. Đáng nói, nguyên nhân được cho là do cha mẹ hay hôn, mớm cơm mỗi ngày.

Bé trai 5 tuổi ở Tuyên Quang bị dương tính với vi khuẩn HP

Bé trai 5 tuổi ở Tuyên Quang bị dương tính với vi khuẩn HP

Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tỉnh Phú Thọ vừa báo cáo tình trạng của một bệnh nhân có tên là Hoàng Gia Nghĩa (đã thay đổi tên), 5 tuổi trú ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, người này nhập viện trong tình trạng bị đau bụng dữ dội, ăn uống kém, ợ hơi có mùi vị chua. Ngay sau đó, các bác sĩ đã chỉ định gây mê để soi dạ dày. Kết quả cho thấy dạ dày bị viêm, chảy máu, đặc biệt bị dương tính với vi khuẩn HP.

Mẹ cháu bé cho hay, thấy bé kêu đau bụng và có dấu hiệu ợ chua khoảng 1 tuần không khỏi thì gia đình mới đưa đến bệnh viện. Họ tỏ ra bất ngờ khi nhận được thông báo đó từ bác sĩ khi cho rằng tuổi của con mình đang ít nên không thể dương tính với vi khuẩn HP.

“Trong nhà chưa từng ai mắc bệnh này và cũng chưa từng đi xét nghiệm hay nội soi bao giờ nên cũng không chắc chắn có ai bị không và cũng không thể ngờ con nhỏ của mình lại nhiễm”

Không chỉ Gia Nghĩa mà có nhiều trường hợp khác trong vùng cũng nhập viện trong trạng thái đó và được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày, tá tràng, nhiễm khuẩn HP.

Tại các bệnh viện, số ca tương tự ngày càng gia tăng, đa phần các gia đình đều phát hiện muộn và không thể tin nổi vì thấy con trẻ còn quá ít tuổi.

Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP

Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP

Theo số liệu thống kê của trang tin tức Y Dược, trong hơn 90 triệu dân Việt thì có đến 70% người mắc vi khuẩn HP, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm và loét các cơ quan nội quản như dạ dày, tá tràng, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, với ung thư dạ dày, đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng theo bác sĩ đến từ Cao đẳng Y Hà Nội thì nay đã tìm ra được những yếu tố làm tăng nguy cơ, trong đó tiền sử gia đình tiểm ẩn nhiều nhất.

Còn theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, tại Việt Nam, ung thư dạ dày hiện đang xếp thứ 3, chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan, với hơn 17 000 ca mắc mới trong đó có hơn 15 000 ca tử vong, chiếm tỉ lệ gần 90%. Điều này một phần là do người dân phát hiện khi quá muộn.

Cũng theo vị bác sĩ này, loại vi khuẩn HP cực kì dễ lây lan, rõ ràng nhất là qua phân và đường ăn uống. Ví dụ như ăn uống những loại thực phẩm chưa được nấu kĩ, sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn; không vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn. Đặc biệt, thói quen hôn, mớm cơm của các ông bố bà mẹ Việt khiến vi khuẩn có thể lây truyền qua tuyến nước bọt. Ngoài ra, dùng chung bàn chải đánh răng và những dụng cụ vệ sinh cá nhân khác cũng là những con đường truyền bệnh này.

Một điều mà bậc phụ huynh cần lưu ý nữa là do trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên càng dễ bị nhiễm và tiến triển rất nhanh. Triệu chứng ban đầu cảnh báo dạ dày có thể là ợ chua, đầy hơi, ăn không ngon, buồn nô, nôn ra máu, sụt cân, phân đen,…Cha mẹ cần đưa bé đến viện kịp thời để thăm khám và điều trị.

Điều đáng sợ, trong số những bệnh nhân bị nhiễm virus HP, tỷ lệ người bị tiến triển thành ung thư dạ dày khá lớn, số còn lại sẽ bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng. Tuy nhiên, những triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng nên khi phát hiện ra là đã bước sang giai đoạn muộn, rất dễ bị tử vong.

Điều trị vi khuẩn gây bệnh này bằng cách dùng 3 loại thuốc kết hợp, là kháng sinh và loại ức chế tiết acid nhóm PPI. Hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào cơ địa của từng người cũng như tình trạng cụ thể hiện tại, có những người cần điều trị lâu dài với nhiều phác đồ khác nhau. Cách này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng. Trường hợp nhẹ thì không cần dùng thuốc vì vừa tốn kém vừa để lại nhiều tác dụng phụ.

Cách phòng ngừa vi khuẩn tốt nhất là cách ly hợp lý, không dùng chung đồ ăn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là không mớm cơm, hôn trẻ vì đây là con đường lây nhiễm nhanh.

Nguồn: Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp.