Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?


Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở nhiều người ở mọi độ tuổi. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì ăn uống đúng cách sẽ giúp bệnh nhân mau chóng bình phục hơn.

Viêm loét dạ dàyViêm loét dạ dày gây đau đớn

Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm cay gây loét dạ dày, nhưng sự thật là vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (hay H. pylori ) là thủ phạm chính. Và trong khi nhiều người tin rằng người trưởng thành do áp lực công việc, căng thẳng kéo dài là những nhóm đối tượng duy nhất dễ mắc nhưng tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi - ngay cả trẻ em - đều có thể bị loét.

Viêm loét dạ dày là gì?

Loét là vết thương hở, đau đớn. Viêm loét dạ dày là những vết loét hình thành trong dạ dày hoặc phần trên của ruột non, được gọi là tá tràng. Tương tự, nếu tình trạng này xảy ra ở tá tràng sẽ được gọi là viêm loét tá tràng.

Cả loét dạ dày và loét tá tràng đều xảy ra khi H. pylori hoặc thuốc làm suy yếu lớp màng nhầy bảo vệ của dạ dày và tá tràng khiến axit đi qua lớp lót nhạy cảm bên dưới gây kích ứng niêm mạc dẫn đến loét.

Nhiễm H. pylori thường bị vào thời bé qua thực phẩm hoặc tiếp xúc gần với người bệnh nhưng lúc đó thường không có triệu chứng mà mãi sau này mới xuất hiện và gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư dạ dày. Trước đây, khi bị viêm loét dạ dày, chúng ta cứ nghĩ phải sống chung với nó suốt đời nhưng ngày nay thì đa số bệnh nhân đều được chữa khỏi.

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày 

Mặc dù stress và một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm vết loét nhưng hầu hết là do nhiễm H. pylori hoặc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid thông thường (NSAID) như ibuprofen Tuy nhiên, các chuyên gia đồng ý rằng nhiễm H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày ở người lớn, không phải là thủ phạm chính gây loét ở trẻ em. Một số bác sĩ phân biệt rạch ròi giữa loét tá tràng, thường liên quan đến nhiễm H. pylori và loét dạ dày, có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác.

Người ta cũng chỉ ra rằng một số bệnh khác có thể dẫn đến viêm loét. Ví dụ, trẻ bị bỏng nặng có thể bị loét thứ phát do chấn thương. Trẻ sơ sinh cũng vậy, dễ bị nhiễm trùng do ốm. Một số cũng do việc dùng thuốc. Bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Hà Nội nói rằng, ngay cả việc sử dụng NSAID vừa phải cũng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa và chảy máu ở một số trẻ. Họ khuyến khích dùng Acetaminophen  vì không không gây ra viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày có những triệu chứng nào?

Viêm loét dạ dày có thể biểu hiện như:

  • Đau rát ở bụng, giữa xương ức và rốn (phổ biến nhất)
  • Buồn nôn; nôn
  • Đau ngực (thường âm ỉ và đau)
  • Ăn mất ngon
  • Thường xuyên ợ hoặc nấc
  • Giảm cân
  • Khó ăn
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, có thể xuất hiện màu đỏ sẫm hoặc đen.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Viêm loét dạ dàyHình ảnh nội soi viêm loét dạ dày

Chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày

Bác sĩ có thể thực hiện những cách sau:

  • Tia X của thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • Nội soi: đặt một ống nhỏ với một camera nhỏ ở đầu - xuống cổ họng và vào dạ dày và tá tràng. Nó cho phép bác sĩ nhìn thấy niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng để kiểm tra các vết loét, viêm hoặc dị ứng thực phẩm, thậm chí có thể kiểm tra  H. pylori . Nội soi đôi khi được áp dụng kết hợp với xét nghiệm gọi là đầu dò pH, trong đó một dây nhỏ được đưa vào phần dưới của thực quản để đo lượng axit đi vào khu vực đó.
  • Nếu có bất kỳ bằng chứng nào về tình trạng viêm, bác sĩ sẽ kiểm tra H. pylori . Xét nghiệm này rất quan trọng vì điều trị loét do H. pylori gây ra khác với điều trị loét do NSAID gây ra.

H. pylori có thể được chẩn đoán thông qua:

  • Xét nghiệm mô (được thực hiện trong khi nội soi)
  • Xét nghiệm máu (có thể phát hiện kháng thể H. pylori)
  • Xét nghiệm phân (ngày càng phổ biến0
  • Kiểm tra hơi thở (có thể phát hiện carbon bị phá vỡ bởi H. pylori sau khi bệnh nhân uống dung dịch)

Điều trị

May mắn, hầu hết các vết loét dạ dày liên quan đến H. pylori đều có thể chữa được bằng phương pháp kết hợp hai loại kháng sinh khác nhau và thuốc ức chế axit. Các kháng sinh được thực hiện trong khoảng thời gian 1 đến 2 tuần và thuốc kháng axit được sử dụng trong 2 tháng hoặc lâu hơn. Vết loét có thể mất 8 tuần để lành, nhưng cơn đau thường biến mất sau vài ngày hoặc một tuần.

Để chắc chắn việc điều trị có kết quả, các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm phân để xác minh xem có còn H. pylori không . Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, có thể thực hiện nội soi để theo dõi 6 đến 12 tháng sau.

Viêm loét liên quan đến việc sử dụng NSAID hiếm khi cần phẫu thuật và thường cải thiện bằng thuốc ức chế axit; ngừng sử dụng hoặc thay đổi NSAID; không cần dùng kháng sinh để điều trị loại loét này.

Nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân

Bác sĩ đến từ Cao đẳng Y Dược Hà Nội hướng dẫn cách chăm sóc người bị viêm loét dạ dày như sau:

  • Thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ các thuốc khác.
  • Nếu bị viêm do dùng thuốc thì hãy ngưng dùng thuốc đồng thời uống thuốc giảm axit theo chỉ định.
  • Trừ một số thực phẩm gây chướng bụng còn chế độ ăn uống cho bệnh nhân khá đa dạng.
  • Không nên uống rượu, thuốc lá, các chất kích thích và đồ uống có cồn khác vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

  • Gọi cho bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
  • Đau bụng đột ngột, dữ dội
  • Nhu động ruột hoặc máu đen
  • Nôn ra máu hoặc nôn giống như bã cà phê

Như vậy, trái với suy nghĩ của nhiều người, viêm loét dạ dày có chế độ ăn khá phong phú. Bởi lẽ nguyên nhân không phải là do những thực phẩm cay nóng mà do vi khuẩn như vừa phân tích trên. Tuy nhiên, người ta nói "có kiêng có lành", mọi người nên tuân thủ đúng chế độ ăn bác sĩ đã chỉ định.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/