Bệnh võng mạc tiểu đường (VMTĐ) có mổ mắt được không là thắc mắc chung của những bệnh nhân này. Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Có thể các bạn chưa biết rằng nguyên nhân chính gây ra mù lòa ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển là bệnh võng mạc tiểu đường. 90% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến bệnh này và để lại biến chứng nặng nề như vậy dù có phụ thuộc vào nồng độ Insulin hay không. Vì vậy, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều tổn thương ở mắt cực kì nguy hiểm, chẳng hạn như bị xuất huyết võng mạch, dịch kính, phù hoàng điểm, thậm chí là bị mù lòa.
Võng mạc tiểu đường tăng nguy cơ mù lòa
Võng mạc tiểu đường là bệnh gì?
Bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng phù nề do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. Khi lượng đường trong máu quá cao so với bình thường sẽ tác động xấu đến cách mạch máu, nhất là các mi mạch máu.
Ở mắt, các mao mạch của võng mạc bị tổn thương dẫn đến bị thấm thành mạch, từ đó huyết tương bị thoát ra ngoài gây thiếu máu. Lúc này, cơ thể buộc phải phản ứng lại bằng cách tiết ra những yếu tố để thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới và nuôi dưỡng chúng. Thế nhưng, những tân mạch này tương đối mỏng manh, dễ gây biến chứng xuất huyết dịch, gây xơ hóa và thậm chí kéo bong võng mạc.
Trong khi đó bộ phận này có chức năng nhận và cảm thụ ánh sáng mà trung tâm của nó là hoàng điểm giúp thị lực của mắt tinh tế hơn. Biến chứng của bệnh đái tháo đường khiến võng mạc bị tổn thương làm giảm thị lực trầm trọng.
Bệnh VMTĐ phát triển qua những giai đoạn nào?
VMTĐ diễn biến qua những giai đoạn sau:
- Võng mạc nền: thời kì ban đầu, những tổn thương thường thấy như mao mạch võng mạc bị phình, các chất tiết trong võng mạc bị ứ đọng, xuất huyết nhẹ, võng mạc bị phù,…Ở giai đoạn này, các triệu chứng nó chưa xuất hiện ở hoàng điểm nên thị lực chưa bị ảnh hưởng. Nhưng người bệnh bắt đầu thấy những sự thay đổi về thị giác, chẳng hạn như thấy cảm điểm màu đen phía trước, thay đổi về màu sắc,…Người bệnh cần theo dõi sức khỏe và điều trị kịp thời nếu có chuyển biến xấu, có hại với thị giác.
- Bệnh lý hoàng điểm: Nguyên nhân gây mất thị lực ở người bị tiểu đường là do hoàng điểm có vấn đề, nhất là khi bị phù nề, hình thành các nang và thiếu máu. Lúc này, thị lực của bệnh nhân bị suy giảm rõ rệt, cần phải mau chóng đi khám mắt và sử dụng laser để điều trị ngay mới hy vọng phục hồi hoàng điểm về trạng thái ban đầu.
- Bệnh lý VMTĐ tiền tăng sinh: Sự khác thường của mõng mạc dẫn đến thiếu máu gây ra triệu chứng phù nề, xuất huyết,…Nếu điều này chưa lan đến các hoàng điểm thì thị lực của bệnh nhân có thể chưa giảm. Nhưng nếu đó đã xâm nhập đến thì thị lực bị giảm rõ rệt. Đó là lý do mà rất nhiêu người bị bệnh nhưng khó nhận biết và thường không đi khám, chữa bệnh.
- Phình mạch, xuất huyết: Chức năng thị giác bị ảnh hưởng trầm trọng trong giai đoạn này gây ra thiếu máu. Có thể bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định chụp đáy mắt bằng huỳnh quang và laser các vùng bị tổn thương để đề phòng, ngăn ngừa biến chứng.
- Bệnh lý giai đoạn tăng sinh: Giai đoạn này, các triệu chứng tăng lên bất thường gây xuất huyết liên tục, dịch của võng mạc bị co kéo đến bị thương, rách thậm chí là mù lòa, bệnh glôcôm tân mạch, đau đớn kéo dài và khó điều trị.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Võng mạc tiểu đường có thể phải mổ mắt
Chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường
Để chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường chính xác, các bác sĩ sẽ:
- Hỏi thông tin và khám tổng thể về mắt để đánh giá các chức năng chung của nó
- Khám đáy mắt bằng cách tra thuốc giãn đồng tử
- Chụp lại đáy mắn để nhận định những tổn thương của nó
- Khi có tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành chụp các mạch máu huỳnh quang để đánh giá. Hệ thống này cho phép phát hiện các triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, phù nề một cách chính xác. Chụp OCT là phương pháp hiện đại khoa học để đánh giá những tổn thương của võng mạc.
Các liệu pháp điều trị tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh:
- Laser quang đông võng mạc
- Tiêm thuốc chống phù hoàng điểm và nội nhãn các thuốc chống tân mạch.
- Phẫu thuật để cắt các địch kích, các võng mạc bị bong và điều trị những biến chứng muộn ở giai đoạn cuối.
Trong đó, cách điều trị thông dụng nhất laser quang đông võng mạc để tiêu diệt những khu vực bất thường hay các tân mạch đồng thời điều trị triệu chứng phù hoàng điểm. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định, ví dụ như lượng laser không kiểm soát được dẫn đến sẹo, thị lực giảm, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, nó cũng gây đau đớn cho người bệnh và kéo dài thời gian điều trị.
Trong các loại laser thì Laser chùm Pascal là tối ưu và tiên tiến nhất, hạn chế được tối đa các nhược điểm của những loại laser khác:
- Rút ngắn thời gian điều trị
- Không gây bỏng trên diện rộng
- Có thể kiểm soát được những tác dụng ngoại ý
- Ít gây hại cho võng mạc nơi đã tia laser.
- Giúp vùng hoàng điểm an toàn
- Có nhiều chế độ thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau
- Không, ít đau
- Giảm thiểu những biến chứng và các tác dụng phụ
Như vậy võng mạc tiểu đường cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ những khu vực bị tổn thương, tránh ảnh hưởng đến những vùng khác. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp nghiêm trọng mới nên thực hiện liệu pháp điều trị trên.
Trường Cao đẳng Y Hà Nội tổng hợp
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/