Có rất nhiều người thắc mắc nhức mắt đau đầu là bệnh gì? Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là do đâu, có thể loại bỏ bằng cách nào mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin y khoa hữu ích.
1. Nhức mắt đau đầu là bệnh gì?
Hầu hết những nguyên nhân gây ra nhức mắt đau đầu phổ biến nhất là do các nguyên nhân như bệnh lý xoang, răng hàm mặt, cột sống đoạn cổ, Zona và các bệnh lý về mắt, cụ thể bao gồm:
- Trường hợp người mắc bệnh xoang khi thấy thời tiết thay đổi sẽ bị đau ở những vị trí như vùng trán gần mắt, mức độ đau tăng lên khi hít hoặc khịt mũi kèm theo đó là triệu chứng xuất tiết mũi họng và sốt.
- Bệnh nhân bị nhiễm virus cấp như ở bệnh cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết cũng sẽ thấy xuất hiện cảm giác đau đầu quanh hốc mắt.
- Một số hội chứng khác của chuyên khoa Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt gây ra những cơn đau đột ngột, khá dữ dội không những gây đau cho hàm mặt mà còn cả ở hốc mắt( đau dây thần kinh số V).
- Người bệnh thường xuyên có tâm căn suy nhược thì luôn thấy các triệu chứng như đau đầu, nhức mắt, mất ngủ...
Bên cạnh đó nhức mắt đau đầu còn do các bệnh lý như:
- Đau do nguyên nhân mạch máu
Một số các bệnh lý về mạch máu có thể gây ra tình trạng nhức mắt đau đầu như: Hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch não, phình tách động mạch chủ, thông động mạch cảnh – xoang hang, hẹp tĩnh mạch cảnh... Bên cạnh đó bệnh mạch máu võng mạc bất thường kèm theo xuất tiết cứng ở võng mạc hay các cơn tăng huyết áp cấp tính cũng gây ra những cơn đau đầu nhức mắt.
- Đau do các bệnh lý thần kinh
Một trong những bệnh lý về thần kinh đó là u não. Bệnh này có biểu hiện phong phú và khó lường nhất. Chỉ cần có sự thay đổi về tâm lý và hành vi, có khi là những cơn choáng ngất vô cớ. Người bệnh cần hết sức chú ý nếu thấy cơ thể có triệu chứng nghi ngờ mắc u não và đến ngay các cơ sở
- Đau do các bệnh lý của mắt
Các bệnh lý về mắt cũng có thể gây ra nhức mắt đau đầu. Đặc biệt là cơn glôcôm cấp tính, góc đóng. Nguyên nhân nguy hiểm nhất là hẹp động mạch cảnh , hẹp động mạch tiểu não, thông động- tĩnh mạch cảnh xoang hang... các tình trạng sức khỏe đó sẽ gây đau nhức khó chịu mỗi khi liếc mắt hay đi nằm.
2. Đau đầu kèm theo nhức mắt có nghiêm trọng không?
Những cơn nhức mắt đau đầu gây ra rất nhiều khó chịu cho sức khỏe người bệnh như: cơn đau có thể ở quanh hốc mắt, nhức vùng mặt ở quanh mắt, đau đầu kèm theo những triệu chứng ở mắt, đau đầu kèm theo nhức hốc mắt hoặc những cơ đau đầu sau đó lan đến hốc mắt…
Hầu hết các cơn nhức mắt đau đầu là do đau đầu nguyên phát. Trong trường hợp đa ở mức độ vừa phải đến nặng thì vùng hốc mắt sẽ có tính chất mạch đập, mức độ đau sẽ càng tăng lên khi vận động với các triệu chứng điển hình là sợ ánh sáng, tiếng động, buồn nôn hoặc nôn và có thể tái phát nhiều lần.
Còn những trường hợp người bệnh bị nhiễm vius cấp khi bị sốt siêu vi, cúm hoặc sốt xuất huyết cũng sẽ gây ra cơn đau đầu với cảm giác như bị nhồi nén ở trong hốc mắt và bị đau ở hốc mắt. Người bệnh có tâm căn bị suy nhược luôn xuất hiện những cơn đau đầu kèm theo nhức mỏi mắt và mất ngủ. Đau dây V nhánh I nguyên phát thường có tính chất đau tự phát dữ dội, đột ngột, thành cơn kéo dài, đau như điện giật, đỏ mắt, chảy nước mắt.
Nhức mắt đau đầu thứ phát là triệu chứng của những bệnh cụ thể như:
- Đau dây V do xung đột giữa dây thần kinh và mạch máu, bị U dây V cũng là một bệnh thường gặp.
- Một số triệu chứng của các bệnh về Tai Mũi Họng và Răng Hàm Mặt gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, không gây ra những cơn đau cho hàm mặt mà chỉ đau ở hốc mắt.
- Cơn đau đầu xuất hiện khi thời tiết thay đổi, cơn đau chủ yếu xuất hiện tại vùng gần mắt, vùng trán, cường độ những cơn đau sẽ tăng lên khi khịt mũi hoặc hít mũi, nếu xuất hiện những triệu chứng kèm theo là xuất tiết mũi họng và sốt thì có thể là bệnh viêm xoang.
- Đau đầu kèm theo nhức mắt và thấy bị lồi mắt, thị lực suy giảm… thường gặp trong bệnh dò động tĩnh mạch xoang hang.
- Đau đầu kèm theo nhức ở hốc mắt, giảm thị lực có thể là triệu chứng của bệnh viêm thần kinh, glocom.
- Đau đầu kịch phát ở vùng thái dương kèm theo mất hoặc giảm thị lực, phù nề kết mạc, động mạch ở thái dương to, nổi rõ, có thể sờ thấy mạch đập thường gặp ở những người bị viêm động mạch thái dương.
- Nhức mắt, đau đầu dữ dội có kèm theo nôn, sợ ánh sáng, giảm thị lực, rối loạn ý thức thường gặp ở những người bị tăng áp lực nội sọ.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường và cách khắc phục bệnh kịp thời
- Thuốc Cedax có tác dụng trong điều trị bệnh gì?
- Bệnh viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh
3. Điều trị nhức mắt đau đầu như thế nào?
Thông thường khi xuất hiện các cơn nhức mắt đau đầu người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau để cải thiện nhanh chóng cơn đau và xây dựng chế độ làm việc hợp lý hơn, cụ thể như:
Dùng loại thuốc giảm đau kháng viêm, giảm đau thần kinh, giãn cơ, Triptan khi nguyên nhân xuất phát từ các cơn đau đầu nguyên phát như đau dây V, đau đầu căng cơ, Migraine…
Khi các cơn đau đầu do nguyên nhân các bệnh lý gây ra như bệnh lý xoang hang, xung đột thần kinh mạch máu, viêm thị thần kinh, viêm động mạch thái dương, viêm xoang, Glocom…thì cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị triệt để nguyên nhân đó.
Nếu như bị đau đầu nhức mắc do gặp phải một số vấn đề về mắt như: Cận thị, loạn thị, viễn thị thì cần phải tiến hành kiểm tra để đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý nhất kết hợp cùng với việc sử dụng kính hoặc thuốc điều trị phù hợp.
Cùng với đó người bệnh nên tránh sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các chất gây nghiện ít nhất là trong quá trình điều trị bệnh để không làm tồi tệ tình trạng hơn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống - làm việc - nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể thao hàng ngày cũng chính là một cách tốt để duy trì được sức khỏe cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Qua những thông tin trong bài viết trên do Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ chắc hẳn bạn đọc đã có thể nắm được thông tin nhức mắt đau đầu là triệu chứng của bệnh gì. Hãy nắm rõ những thông tin này để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.