Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường và cách khắc phục bệnh kịp thời


Tiền tiểu đường là giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường, xảy ra khi lượng đường huyết trong cơ thể cao hơn so với mức trung bình. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn khác gây ảnh hưởng đến tim, đôi khi gây đột quỵ và tử vong.

Mặc dù rất nguy hiểm nhưng theo thống kê có đến hơn 90% bệnh nhân không biết mình mắc chứng tiền tiểu đường. Vậy cụ thể như thế nào, dấu hiệu nhận biết ra sao?

Tiền tiểu đường là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, xảy tra trước khi  phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cũng theo thống kê, 30% bệnh nhân bị tiền tiểu đường sẽ bị chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5 năm. Điều này dễ gây ra những vấn đề khác nguy hại cho sức khỏe như bệnh đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.

Mặc dù những người được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường đều có đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa nguy hiểm như bệnh tiểu đường. Hay nói cách khác, lúc này cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu không tốt trong việc xử lý tinh bột và đường. Cụ thể, nó làm giảm hàm lượng hooc môn insulin tiết ra từ tuyến tụy.

Cơ chế xử lý tinh bột và đường: Khi tinh bột, nhất là những loại tinh bột xấu chứa nhiều carbohydrat từ thức ăn đi vào cơ thể sẽ vào máu. Tuyến tụy sẽ tiết hooc môn isulin, giống như một chìa khóa để mở đường vào các tế bào sống và được các tế bào đó sử dụng glucozo làm năng lượng hoạt động. Như vậy, insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu xuống và khi lượng đường giảm thì việc tiết hooc môn này cũng giảm.

Xem thêm các bài viết liên quan

tien-tieu-duong

Tiền tiểu đường hình thành khi cơ thể bị kháng insulin

Tuy nhiên, với những người bị tiền tiểu đường, cơ chế trên bị sự cố khiến các cơ quan không thực hiện đúng chức năng mình khiến đường tích tụ nhiều trong máu còn tuyến tụy cũng không sản xuất đầy đủ insulin.

1. Nguyên nhân gây ra tiền tiểu đường

Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân chính gây ra tiểu đường nhưng họ khẳng định có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

  • Độ tuổi, thường gặp ở những người sau 45 tuổi
  • Người béo phì hay thừa cân
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh
  • Tiểu đường trong lúc thai kỳ
  • Phụ nữ sinh con có cân nặng lớn hơn 4kg
  • Những người lười thể dục, dưới 3 lần/ tuần

2. Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường

Triệu chứng của bệnh tiền tiểu đường thường không rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có những bệnh nhân gặp những biểu hiện như:

  • Biến đổi màu da: thường chuyển sang màu đen, nhất là ở vùng đầu gối, nách, khuỷu tay, cổ, ngón tay.
  • Thường xuyên đi tiểu tiện
  • Suy nhược cơ thể
  • Mắt nhìn không rõ
  • Hay đói và khát hơn
  • Vết thương chậm lành
  • Tê, ngứa, đau ran ở bàn tay, chân,...

Nếu gặp bất kỳ những biểu hiện nào kể trên hoặc nghi vấn mình có những yếu tố tăng nguy cơ thì nên đi khám và làm các thủ tục xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Kết quả xét nghiệm sẽ cho kết luận về các chỉ số của đường huyết. Trước khi tiến hành, bệnh nhân cần nhịn đói, không nên ăn hay uống bất kỳ thứ gì ít nhất 8 giờ, gọi là xét nghiệm glucozo huyết lúc đói.

Cách khác mà bác sĩ có thể thực hiện là thử nghiệm khả năng dung nạp glucozo của bệnh nhân, xem hàm lượng đường huyết trước và sau khi uống nước có đường 2 giờ để đánh giá khả năng xử lý tinh bột của cơ thể.

Những xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để phát hiện bệnh tiểu đường.

tien-tieu-duong

Xét nghiệm chỉ số đường huyết để chẩn đoán tiền tiểu đường

3. Phương pháp điều trị tiền tiểu đường

Mới bao giờ cũng dễ chữa trị hơn, bệnh nhân được chẩn đoán tiền tiểu đường bên cạnh việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, cần thay đổi lối sống để ổn định đường huyết, ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2 cùng những biến chứng khác.

Chế độ ăn uống và tập luyện cần thiết:

  • Sử dụng thức ăn, đồ uống lành mạnh, ưu tiên thực phẩm ít béo, ít calo, giàu chất xơ như rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây.
  • Không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
  • Hạn chế ăn ngoài hàng quán vì có thể mất vệ sinh và được nấu bởi lượng dầu quá mức cho phép.
  • Tập thể dục với cường độ vừa phải, ít nhất 5 lần/ tuần. Hội tiểu đường Mỹ cũng khuyến cáo tập đối kháng (như tập tạ) 2 lần một tuần
  • Giảm cân nếu béo phì, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe, tái khám đúng hẹn
  • Ngoài ra, mỗi cá nhân ngoài việc nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân thì cần tuyên truyền cho người thân và cộng đồng cùng chung tay trong cuộc chiến chống bệnh tật của toàn thể nhân loại.

4. Bị tiền tiểu đường nên ăn kiêng như thế nào?

Ngoài yếu tố di truyền, ăn uống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Lượng đường ở đây được tính từ tinh bột, hoa quả ngọt, bánh kẹo,...Muốn kiểm soát chúng buộc phải cắt giảm những thực phẩm này. Cụ thể:

- Ăn thịt nạc: mọi người nên chọn nguồn protein từ:

  • Thịt gà không da
  • Thay thế trứng hoặc lòng trắng trứng
  • Các loại đậu
  • Cá các loại, chẳng hạn như cá tuyết, cá bơn, cá tuyết chấm đen, cá bơn, cá ngừ hoặc cá hồi,...
  • Thịt bò nạc, chẳng hạn như bít tết sườn, thăn, ...
  • Sữa chua không đường

- Dùng tinh bột tinh chế:

  • Yến mạch, không phải loại ăn liền
  • Bánh mì đen
  • Các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như  mồng tơi, rau ngót,...
  • khoai lang
  • Ngô
  • Mì ống (tốt nhất là lúa mì nguyên hạt)

- Kiểm soát khẩu phần ăn

- Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn

Như vậy, bệnh tiền tiểu đường là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường. Ở giai đoạn này, bệnh đang phát triển ở mức độ nhẹ, con người có thể kiểm soát các biến chứng hay diễn biến của nó nhờ vào lối sống lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.