Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng của lao phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không?


Lao phổi là một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt khả năng gấy tử vong rất cao. Tuy nhiên bệnh sẽ được chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời. Vậy bệnh lao phổi như thế nào? Triệu chứng của lao phổi là gì? Kỹ thuật chẩn đoán, điều trị ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu dưới bài viết!

Lao phổi là một căn bệnh có  thể truyền nhiễm qua đường hô hấp và rất nguy hiểm có nhiều biến chứng xảy ra. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây ra.  Vi khuẩn này có thể lây truyền qua đường không khí. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì mỗi năm có khoảng 9 triệu người mắc bệnh lao phổi, trong  đó có 3 triệu người không được điều trị.

Hiện nay được chia làm hai loại lao  phổi đó là lao phổi và lao phổi ngoài:

  • Lao phổi: Bệnh này có tỉ lệ cao số người nhiễm bệnh. Cùng với đó để chẩn đoán chính xác bệnh này cần dùng đến kỹ thuật xét nghiệm đờm. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra lây nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan đối với những người xung quanh.
  • Bệnh lao phổi ngoài: người mắc loại lao phổi này sẽ không có nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Loại bệnh này sẽ bao gồm nhiều loại lao phổi khác như: lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao ruột...

1. Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Như đã đề cập ở trên lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterim tuberculosis (MTB) và bệnh có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi như:

  • Điều kiện môi trường có nhiều khói bụi, ẩm ướt, ô nhiễm.. tạo điều kiện thuận lợi  để cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
  • Trong quá trình tiếp xúc với người bệnh, chất thải có chứa vi khuẩn lao làm cho bị lây nhiễm.
  • Sử dụng các thực phẩm đã tiềm ẩn sẵn các vi khuẩn lao hoặc ăn những vật nuôi thường ngày có nhiễm lao thì bạn cũng dễ dàng bị mắc lao.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Thông thường những người có hệ miễn dịch suy yếu thì sẽ dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây ra lao phổi.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá: Theo thống kê thì có tới 8% các trường hợp mắc bệnh lao là có liên quan đến hút thuốc lá.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý như: mắc tiểu đường, ung  thư, bị suy dinh dưỡng, bệnh thận... hoặc những người dùng các chất kích  thích, ma túy đều có nguy cơ cao bị mắc lao phổi.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-lao-phoi
Triệu chứng của lao phổi là gì?

2. Triệu chứng bệnh lao  phổi

Triệu chứng của lao phổi là gì? Đây sẽ là thắc mắc của rất nhiều người trong đó có những bệnh nhân đang nghi bị mắc lao phổi. Hãy tham khảo một số triệu chứng dưới đây để giúp nhận biết bệnh lao phổi:

  • Ho: triệu chứng thường thấy nhất của bệnh lao phổi. Tuy nhiên dấu hiệu này rất dễ nhầm với các căn bệnh khác do đó người bệnh thường chủ quan. Theo dõi thường xuyên triệu chứng ho, nếu đã dùng kháng sinh để điều trị ho trong vài tuần mà không thấy thuyên giảm thì nguy cơ mắc lao phổi là rất cao.
  • Khạc ra đờm: nguyên nhân xảy ra triệu chứng này là do phế quản bị kích thích hoặc có một số tổn thưởng nhất định tại phổi phế quản.
  • Ho ra máu: khi đường hô hấp bị tổn thương sẽ làm cho xuất hiện triệu chứng chảy máu và đặc biệt hầu như ai mắc lao phổi cũng rất dễ gặp phải.
  • Đau tức ngực, dẫn đến khó thở: trong trường hợp người bệnh bị ho quá nhiều thì phế quản sẽ bị ức chế dẫn đến đau tức ngực. Hầu hết ai mắc lao phổi cũng có thể mắc phải.
  • Sốt: người bị lao phổi thường bị sốt nhẹ vào thời điểm buổi chiều và tối. Nếu người bệnh cùng lúc có biểu hiện sốt kèm theo ho ra máu thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Ra nhiều mồ hôi: đây là hiện tượng mà người bệnh gặp phải thường thấy khi bắt đầu đi ngủ do rối loạn thần kinh thực vật.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, trọng lượng cơ thể giảm sút: triệu chứng này khá phổ biến khi mắc bệnh lao phổi.

Để đảm bảo tốt sức khỏe và không gây ra các biến chứng thì bạn cần đi khám ngay khi có những triệu chứng ở trên.

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Bệnh lao phổi có tỷ lệ tử vong khá cao mà lại là căn bệnh có thể gây truyền nhiễm. Bên cạnh đó bện nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dễ gặp phải biến chứng như:

  • Gặp phải các bệnh lý như tràn dịch và tràn khí ở màng phổi, ho ra máu... tình trạng lao phổi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Có những trường hợp tuy đã chữa được lao phổi nhưng vẫn để lại các di chứng như suy đường hô hấp mãn, giãn phế quản, tràn khí màng phổi hoặc bị u nấm phổi.

4. Các phương pháp được dùng chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi

Các kỹ  thuật chẩn đoán bệnh lao phổi

Khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng nghi bị mắc lao phổi thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các kỹ thuật chẩn đoán. Các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm tiêm dưới da để tìm bệnh lao: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ một protein tên là Tuberculin của vi khuẩn lao (gọi là kháng nguyên) vào lớp da trên cánh tay của bạn. Mục đích của xét nghiệm nhằm trước đó bạn đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao hay chưa.  Tuy nhiên kỹ thuật này sẽ không thể cho bạn biết thời gian đã bị nhiễm  khuẩn hoặc mức độ mắc bệnh lao.
  • Xét nghiệm máu hoặc làm thêm xét nghiệm chích tuberculin dưới da để giúp đo phản ứng của hệ miễn dịch bệnh nhân với các vi khuẩn gây bệnh lao. 
  • Chụp x- quang lao phổi nhằm xác định chính  xác mức độ của bệnh lao phổi.
benh-lao-phoi
Cách tốt nhất để phòng bệnh lao phổi là tiêm phòng vắc xin 

Phương pháp điều trị bệnh lao phổi

Khi đã có kết quả chẩn đoán xác định được bạn mắc lao phổi thì bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng sức khỏe, mức độ mắc bệnh để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp hơn. Nếu được điều trị đúng phương pháp và kịp thời thì người bệnh bị lao phổi có thể được chữa khỏi. Loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lao phổi là thuốc kháng sinh.

Theo từng loại lao mà sẽ có những phương pháp điều trị cho phù hợp hơn. Đối với những người mắc bệnh lao ngoài phổi chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao, trong khi đó những người bị bệnh lao phổi thường phải dùng nhiều loại thuốc.

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh thường được yêu cầu dùng trong một thời gian dài, thường khoảng 6 tháng. Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh và ngay cả khi các dấu hiệu đã không còn. Do các vi khuẩn lao phổi có thể sống sau khi kháng thuốc dẫn đến tái phát. Nếu đã bị tái phát thì bệnh lao phổi thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Theo Chương trình Chống lao Quốc gia, người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên được điều trị theo phác đồ sau:

  • Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc: ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide
  • Giai đoạn củng cố hay duy trì: Kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.
  • Theo các chuyên gia đang là giảng viên trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội thì đối với những người bị lao phổi thì bạn nên bổ sung các thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm cao để giúp cải thiện tình trạng chán ăn, hệ miễn dịch bị suy giảm. Một  số các loại thực phẩm chứa nhiều kém như: sò, hến, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà và thịt lợn nạc.... Bên cạnh đó cũng nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu giàu vitamin A, C E để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đồng thời hạn chế dùng các sản phẩm có các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá... vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh lao phổi trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Phòng chống bệnh lao

Bản thận mỗi người cần có các biện pháp để phòng chống tốt lao phổi. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh lao phổi có thể áp dụng một số biện pháp phòng chống sau:

  • Tiêm phòng bệnh lao phổi: Tiêm BCG được tiêm cho trẻ em để tiêm phòng chống lao. Một cách phòng bệnh rất hiệu quả mà được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và thực hiện.
  • Khi cần phải tiếp xúc với những người mắc lao phổi bạn cần đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm qua đường hô hấp thông thường.
  • Che miệng khi hắt hơi, giữ tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đặc biệt không nên dùng chung các đồ cá nhân hoặc bát đũa với người mắc bệnh lao phổi.
  • Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người...
  • Không hút thuốc lá. Để hạn chế tới mức tối đa yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc lao phổi.

Qua những thông tin về bệnh lao phổi ở trên, hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lao phổi – một trong những căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Ngay khi có các biểu hiện của bệnh hãy đến các trung tâm chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.