Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày Hp ra sao? Người bệnh nên ăn gì để tốt cho tình trạng bệnh?


Viêm dạ dày Hp là một căn bệnh xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh có phương pháp điều trị như thế nào? Người bệnh nên ăn và kiêng gì?.. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ hơn các thắc mắc.

Vi khuẩn Helicobacter pylori viết tắt là HP là loại vi khuẩn cư trú tại dạ dày, đây được coi là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày HP là tình trạng  dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori làm tổn thương viêm loét niêm mạc dạ dày. Khi diễn biến bệnh phát triển mà không được điều trị sẽ gây ra viêm loét dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày và u lympho…Bên cạnh đó việc nhiễm khuẩn Hp cũng có khả năng gây thiếu sắt, thiếu máu, gia tăng dị ứng, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Bệnh viêm dạ dày Hp là văn bệnh chiếm khoảng 35% tổng số các loại bệnh. Đặc biệt bệnh có thể hặp phải ở bất cứ đối tượng nào, ở mọi độ tuổi. Gặp nhiều hơn ở độ tuổi 30 – 40 tuổi.

1. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày Hp

- Như mọi người đều biết viêm dạ dày Hp là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu là do vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể, điều này chiếm đến 90% các trường hợp viêm loét dạ dày thông thường.

- Loại vi khuẩn Hp này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người mang vi khoản sang người khỏe mạng bình thường. loại vi khuẩn này có thể lây qua 3 con đường như: đường miệng – miệng,  đường phân – miệng, con đường khác do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng…

- Bên cạnh các nguyên nhân chính ở trên còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Bố, mẹ hoặc những người xung quanh bị nhiễm khuẩn Hp và có thói quen hôn trẻ hoặc mớm cơm cho trẻ… khiến cho trẻ dễ bị lây nhiễm Hp.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người đã và đang mắc bệnh viêm dạ dày Hp.
  • Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn.
  • Chế biến thức ăn chưa chín kỹ mà đã sử dụng.
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Lạm dụng hoặc dùng sai cách các loại thuốc trong điều trị bệnh.
  • Căng thẳng stress trong công việc, học tập kéo dài trong suốt một thời gian.
viem-da-day-hp
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày phổ biến hiện nay

2. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm dạ dày Hp

Có thể triệu chứng nhận biết bệnh của mỗi người sẽ khác nhau do còn tùy thuộc vào tình trạng viêm loét. Cụ thể một số triệu chứng phổ biến như:

  • Trong bụng cảm thấy nóng và đau bụng.
  • Xuất hiện các triệu chứng nôn và buồn nôn. Khi nôn sẽ có màu đen hoặc giống như bã cafe.
  • Thường xuyên có các hiện tượng ợ hơi, ợ chua.
  • Cơ thể bị suy nhược nhanh chóng, trọng lượng cơ thể giảm.
  • Khi ăn, nuốt gặp vấn đề khó khăn.

Nếu bị viêm dạ dày Hp mà không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, viêm teo niêm mạc dạ dày, nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày. Nên để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình thì ngay khi có các dấu hiệu bệnh, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám và được điều trị kịp thời.

3. Chế độ ăn cho người mắc bệnh viêm dạ dày Hp

Viêm dạ dày Hp nên ăn gì?

Chế độ ăn sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động và chức năng của cơ quan tiêu hóa. Nếu người bệnh dùng các loại thực phẩm phù hợp sẽ cải thiện tốt tình trạng bệnh viêm dạ dày Hp. Cụ thể như:

  • Tỏi

Loại gia vị thường thấy trong nhà bếp này sẽ có tác dụng ức chế khuẩn Hp nhờ có chứa nhiều allicin. Có rất nhiều người bệnh chọn lựa tỏi là loại nguyên liệu từ tự nhiên để ngăn ngừa các biến chứng của viêm dạ dày Hp xảy ra.

Bên cạnh đó hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi thúc đẩy chức năng  tiêu hóa và đẩy lùi tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

  • Gừng tươi

Hợp chất Gingerol trong gừng có khả năng chống viêm và oxy hóa mạnh. Ngoài ra, hợp chất này còn ức chế nhiều loại vi khuẩn khác như ở Helicobacter Pylori, vi khuẩn gây viêm nướu và nha chu.

Đối với những người mắc viêm dạ dày Hp dùng gừng có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng sung huyết, đau rát và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết. Và các thành phần có trong gừng giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa.

  • Nghệ

Nghệ là một trong những loại gia vị có đặc tính dược liệu mạnh nhờ vào hoạt chất Curcumin mang lại tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Chính vì vậy các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa thường hướng dẫn người bệnh viêm dạ dày sử dụng thêm nghệ vào bữa ăn hàng ngày nhằm tránh các tác nhân gây viêm nhiễm ở cơ quan tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thành phần trong củ nghệ còn ức chế sự phát triển bất thường của các tế bào loạn sản. Với những người có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao, sử dụng nghệ thường xuyên còn thể ngăn chặn được bệnh lý nguy hiểm này.

Xem thêm các bài viết liên quan

viem-da-day-hp
Trái cây giàu vitamin C có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của dạ dày và đường ruột
  • Trái cây giàu vitamin C

Các loại trái cây giàu Vitamin C hoặc những loại quả mọng nước sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mọi người, đem lại nhiều tác dụng tốt tuyệt vời như khả năng chống oxy hóa, hạn chế hình thành gốc tự do và giảm hiện tượng viêm.

Bên cạnh đó trái cây rất giàu chất xơ nên sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày, hỗ trợ nhu động ruột. Nhưng đối với những người mắc viêm dạ dày nên hạn chế dùng các loại quả như chanh, tắc, quýt... vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nên bổ sung thường xuyên các loại trái cây có vị ngọt và chua dịu nhẹ như dâu tây, lựu, cam, bưởi, việt quất, đào, thanh long,…

  • Sữa chua và thực phẩm có chứa probiotic

Probiotic là các men vi sinh (lợi khuẩn) cần thiết cho hệ tiêu hóa. Nếu số lượng men vi sinh giảm sẽ gây mất cân bằng và tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori sinh sôi nhanh chóng, điều này làm cho các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm dạ dày Hp làm phiền nhiều hơn đến người bệnh.

Do đó người bệnh nên bổ sung các loại sữa chua hoặc các thực phẩm có chứa Probiotic như kim chi, phô mai, dưa cải muối... nhằm gia tăng số lượng lớn các lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra probiotic còn có tác dụng hỗ trợ chức năng tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện các tình trạng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…

  • Rau xanh

Bạn nên bổ sung rau xanh mỗi ngày để điều hòa và kiềm hóa dịch vị dạ dày. Rau xanh có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, làm giảm nguy cơ trào ngược và viêm loét cơ quan tiêu hóa.

Đồng thời trong rau xanh có chứa rất nhiều hàm lượng chất xơ nên sẽ việc thường xuyên ăn rau giúp  hạn chế tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…

Viêm dạ dày Hp kiêng ăn gì?

Người mắc bệnh viêm dạ dày Hp hãy nhớ rằng, bên cạnh các thực phẩm nên ăn thì cũng cần kiêng những loại thực phẩm để bệnh không trở nên trầm trọng hơn:

  • Các loại thực phẩm cay

Bột ớt, hạt tiêu, mù tạt, đinh hương, quế,…đều là những thực phẩm gây kích ứng dạ dày hoặc khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Do đó người mắc bệnh viêm dạ dày Hp nên tránh những loại thực phẩm có tính cay ít nhất là trong quá trình điều trị bệnh.

viem-da-day-hp
Thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên là kẻ thù của người nhiễm vi khuẩn HP
  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

Nhóm thực phẩm này sẽ làm gia tăng các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn... Từ đó khiến cho tình trạng viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế việc sử dụng các loại thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày. 

 

  • Các loại thực phẩm chứa caffeine

Các loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc các loại đồ uống có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày như trà, nước ngọt,… người bệnh nên tránh xa để nhằm tránh các biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

Thực phẩm có tính axit

Một số các loại thực phẩm có tính axit cao như cà chua, trái cây họ cam, nước ngọt, giấm,… khiến cho những triệu chứng loét dạ dày do khuẩn HP trở nên tồi tệ hơn.Cùng với đó người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm ngâm, bởi bên trong những loại thực phẩm này có hàm lượng giấm tương đối cao.

Bên cạnh việc điều chỉnh lại chế đô ăn uống một cách khoa học, chuyên gia cũng khuyên người bệnh cần đi khám và điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định để đẩy lùi vi khuẩn HP một cách hiệu quả nhất.

Hi vọng qua bài viết ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm dạ dày Hp. Tuyệt đối không nên chủ quan khi mắc bệnh nhằm tránh tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày nặng nề. Những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.