Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu về công dụng của thuốc Ciaflam


Thuốc Ciaflam được chỉ định để điều trị bệnh viêm loét dạ dày hoặc triệu chứng xuất huyết dạ dày, ruột và nhiều loại bệnh khác đã được kiểm chứng nhưng chưa được liệt kê trên hướng dẫn sử dụng thuốc này.

CiaflamCiaflam dùng để trị các triệu chứng viêm loét dạ dày

>>>Thuốc Ceporex chữa bệnh gì, cách dùng thế nào?

>>> Carduran là thuốc gì? Dùng Carduran điều trị bệnh gì?

Ciaflam được dùng để điều trị những bệnh gì?

Ngoài những tác dụng kể trên, thuốc Ciaflam còn được dùng để chữa bệnh viêm mãn tính, viêm cứng các đốt sống, viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng hoặc tuyệt đối không được tự ý dùng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì điều này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ của thuốc Ciaflam có thể gặp

Những tác dụng phụ của thuốc Ciaflam thường gặp là:

  • Phát ban khắp cơ thể; nốt ban màu đỏ
  • Thỉnh thoảng bị chóng mặt, hoa mắt
  • Đau đầu và đau nhức các vùng khác, nhất là ở lưng, cổ
  • Có vấn đề về tiêu hóa, lúc thì khó tiêu, lúc thì bị tiêu chảy.
  • Khó chịu đường tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, phát ba,...

Đó không phải là danh sách tất cả các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải. Trong suốt quá trình dùng thuốc để điều trị, mọi người cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các phản ứng của cơ thể. Khi gặp những triệu chứng bất thường, cần ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời, không để lâu vì vừa càng nặng càng khó chữa.

Những trường hợp nào không được dùng Ciaflam

Chống chỉ định dùng thuốc Ciaflam với những bệnh nhân sau đây:

  • Những người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc này hoặc thuốc khác, nhất là aspirin hoặc NSAID khác.
  • Người đang có vấn đề về sức khỏe như viêm loét dạ dày hay tá tràng hoặc có những dấu hiệu ban đầu của bệnh này hoặc xuất huyết đường dạ dày, ruột; người bị suy thận dù cấp độ nặng hay nhẹ; người bị chảy máu đường tiêu hóa; suy tim nặng; bệnh động mạch ngoại biên, thiếu máu; bệnh mạch máu não; rối loạn đông máu; tăng huyết áp,...
  • Người đang hoặc có dự định phẫu thuật
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định thuốc này không gây hại đối với thai nhi hay sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết phải dùng thì hãy tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ.

Liều dùng thuốc Ciaflam như thế nào?

Liều lượng thuốc Ciaflam phụ thuộc vào mức độ bệnh, giới tính, độ tuổi,...Không có một liều nào chung cho tất cả mọi người. Vì vậy, những thông tin sẽ được cung cấp sau đây không thể thay cho lời khuyên của các bác sĩ hay các nhân viên Y tế. Trong mọi trường hợp, hãy luôn luôn tham vấn kỹ ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.

  • Đối với người lớn: 2 viên/ ngày chia thành 2 lần vào sáng và tối. Riêng những trường hợp bị suy gan nhẹ hay vừa có thể giảm liều, ban đầu nên dùng 100mg/ ngày.
  • Đối với trẻ em: Hiện nay liều dùng với trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Trước khi cho trẻ uống, phụ huynh cần đưa con nhỏ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, kê đơn phù hợp.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Ciaflamn có tốt khôngDùng quá liều Ciaflam có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây ngất xỉu

Cách sử dụng thuốc Ciaflam chuẩn nhất

Thuốc được bào chế dưới dạng viên, nên dùng theo đường uống. Mọi người có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên Dược sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Hà Nội khuyến khích nên dùng sau khi đã ăn no hoặc uống kèm thức ăn nhẹ để dạ dày không bị kích ứng.

Bệnh nhân phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về cách dùng cũng như liều lượng sử dụng, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều. Tăng hoặc giảm liều khi chưa được bác sĩ đồng ý có thể giảm tác dụng và nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi bị quên 1 liều, hãy uống ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt nhưng nếu nhớ ra lúc cận kề với giờ tiếp theo thì bỏ qua liều đó, chỉ uống liều theo lịch được kê từ trước, không uống gấp đôi để bù.

Uống quá 1 liều đôi khi không ảnh hưởng nhưng đôi khi có thể gây sốc phản vệ. Bệnh nhân cần gọi điện cấp cứu theo số 115 hoặc nhờ người thân chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhà nhất để được các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.

Tương tác thuốc Ciaflam

Một số loại thuốc khi kết hợp cùng nhau có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đó là giảm khả năng hoạt động hoặc gia tăng các tác dụng phụ. Vì vậy, mọi người cần liệt kê danh sách những loại thuốc đang dùng cho bác sĩ biết, bao gồm những loại thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng được chiết xuất 100% từ tự nhiên. Tương tác thuốc Ciaflam có thể xảy ra với:

  • Thuốc chống đông, lithi, methotrexat, glycosid tim;
  • ACEI, ciclosporin, tacrolimus, thuốc lợi tiểu;
  • Quinolon, NSAID khác (bao gồm aspirin), zidovudin, mifepristone,...

Đó chưa phải là tên những loại thuốc không nên dùng đồng thời cùng thuốc này. Nói chung cần nhớ rằng uống hai loại thuốc cùng nhau rất dễ gặp phản ứng phụ và trực tiếp gặp bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp mọi thắc mắc. Ngoài ra, mọi người cần tuân thủ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đã thiết kế riêng cho mình đồng thời từ bỏ thuốc lá, rượu bia vì chúng rất có hại.

Bảo quản thuốc Ciaflam đúng cách

Hãy giữ thuốc ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 - 30 độ C; không để trên nóc tủ lạnh, cửa sổ hay nhà tắm. Nếu có thể thì mỗi gia đình nên chuẩn bị một chiếc tủ gỗ chuyên để đựng thuốc, đặt cách mặt đất khoảng 1,5m. Với cách bảo quản thuốc Ciaflam này, mọi người sẽ không lo trẻ em hoặc thú nuôi với tới.

Khi không có nhu cầu sử dụng nữa, không nên đưa cho người khác dùng cũng không được vứt bừa bãi mà cần thu gom lại để tiêu hủy an toàn, chống ô nhiễm môi trường. Mọi người có thể tham khảo người quản lý công ty xử lý rác thải môi trường địa phương để biết thêm chi tiết.

Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi có bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp nhất. Nếu tự ý dùng, bạn sẽ phải tự chịu mọi trách nhiệm khi có sự cố không mong muốn xảy ra.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/