Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Ceporex chữa bệnh gì, cách dùng thế nào?


Ceporex là thuốc được chỉ định điều trị tình trạng nhiễm khuẩn như viêm tai, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp...Thuốc được bào chế thành dạng viên nén và hỗn dịch uống.

Ceporex là thuốc gì?

Thuốc Ceporex có thành chính là Céfalexine, theo các các bác sĩ đến từ trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, Ceporex được chỉ định trong điều trị tình trạng nhiễm khuẩn gồm: viêm tai, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên...Thuốc Ceporex cũng được dùng để điều trị các bệnh lý khác theo chỉ định của bác sĩ.

ceporex-1

Thuốc Ceporex được chỉ định điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

Ceporex được bào chế theo dạng viên nang và thuốc tiêm.

  • Viên nang 250mg: mỗi hộp 100 viên.
  • Viên nang 500mg: hộp 100 viên.
  • Thuốc tiêm 1g: mỗi hộp 1 ống thuốc.

Tác dụng của thuốc Ceporex

Thuốc Ceporex có tác dụng trong điều trị các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng, cụ thể:

- Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amygdale và viêm họng.

- Nhiễm trùng đường tiểu: viêm bể thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp và mãn tính.

- Dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát.

- Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.

- Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.

- Bệnh lậu và giang mai (khi dùng pénicilline không phù hợp).

- Trong điều trị nha khoa, thay thế tạm thời điều trị phòng ngừa với pénicilline cho bệnh nhân mắc bệnh tim phải điều trị bệnh răng.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng thuốc Ceporex

* Liều lượng:

Liều lượng khi dùng thuốc Ceporex tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn cũng như vị trí nhiễm khuẩn của người bệnh.

- Liều dùng trong phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: 2 g và dùng 1 liều duy nhất 1 giờ trước khi phẫu thuật.

- Viêm bàng quang: dùng 250mg cách 6 giờ hoặc dùng 500mg cách nhau khoảng 12 giờ và duy trì từ 7 - 14 ngày.

- Viêm tai giữa: dùng 500mg cách 6 giờ và duy trì từ 10 - 14 ngày.

- Viêm họng: dùng 250mg cách nhau 6 giờ hoặc dùng 500mg cách nhau 12 giờ.

- Viêm xương tủy: dùng 500mg cách 6 giờ và duy trì trong 4 - 6 tuần tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn.

- Viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận: dùng 500mg cách nhau 6 giờ và duy trì trong 14 ngày.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: dùng từ 250 - 500mg uống cách nhau 6 giờ và duy trì 7 - 10 ngày.

- Nhiễm khuẩn: dùng từ 250 - 500mg uống cách 6 giờ và duy trì từ 7 - 21 ngày tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn.

- Liều dùng đối với trẻ em:

  • Trẻ bị viêm tai giữa: dùng liều 12.5 - 25mg/ kg.
  • Trẻ bị viêm họng: dùng liều thuốc tương ứng từ khoảng 12.5 - 25mg/ kg.
  • Trẻ bị viêm da/ mô mềm do nhiễm khuẩn: dùng liều 12.5 - 25mg/ kg.
  • Liều dùng đối với trẻ phòng ngừa viêm nội mạc vi khuẩn: cho trẻ dùng 50mg/ kg và uống 1 lần trước giờ tiến hành phẫu thuật

* Cách dùng:

Để đạt hiệu quả cao trong điều trị nên dùng thuốc Ceporex theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không dùng sai chỉ định để tránh gặp phải những phản ứng phụ nguy hiểm.

Có thể hòa tan thuốc Ceporex với nước để uống, không nên nuốt hoặc nhai viên nên phân tán.

Với hỗn dịch uống (dạng lỏng) nên lấy thuốc với một ống tiêm có sẵn đi kèm hoặc một muỗng chia liều.

Bên cạnh đó, nên dùng thuốc đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ. Việc tự ý bỏ liều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và kháng kháng sinh. Ngoài ra, không được sử dụng thuốc để điều trị nhiễm virus như cúm hoặc cảm lạnh do virus.

Tác dụng phụ của thuốc Ceporex

Ceporex có nhiều công dụng trong điều trị tình trạng nhiễm trùng nhưng một số bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Cần phải cấp cứu kịp thời khi có các biểu hiện sau đây: phát ban, khó thở, sưng mặt hoặc sưng môi lưỡi và họng.

- Các trường hợp phải gọi ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời gồm:

  • Đau bụng dữ dội, tiêu chảy có máu;
  • Vàng da;
  • Dễ bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), các điểm đỏ hoặc tím dưới da;
  • Đi tiểu ít hoặc bí tiểu;
  • Kích động, lú lẫn áo giáo;
  • Phản ứng da nghiêm trọng: sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, phát ban đỏ, tím, phồng rộp, bong tróc.

Thận trọng dùng thuốc Ceporex khi nào?

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Ceporex-2

Không dùng nếu dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Không dùng thuốc nếu có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;

- Không dùng thuốc nếu có biểu hiện dị ứng với với bất kỳ các loại thuốc đặc biệt là penicillin hay nếu bạn bị các bệnh như gan, thận, dạ dày hoặc rối loạn đường ruột như viêm đại tràng, bệnh tiểu đường hoặc bị suy dinh dưỡng.

- Không sử dụng thuốc nếu bạn bị dị ứng với cephalexin hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin khác như: cefaclor (Raniclor®); cefadroxil (Duricef®); cefazolin (Ancef®); cefdinir (Omnicef®); cefditoren (Spectracef®); cefpodoxime (VANTIN®); cefprozil (Cefzil®); ceftibuten (Cedax®); cefuroxim (Ceftin®); cephradine (Velosef®).

- Ceporex cũng có thể ảnh hưởng tới xét nghiệm créatinine bằng picrate kiềm, cho một kết quả cao giả, tuy nhiên mức độ tăng cao hầu như không quan trọng trên lâm sàng.

- Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mặc dù chưa có nghiên cứu xác định thuốc Ceporex có thể gây quái thai. Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng trong thời đầu của thai kỳ và nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Trên đây là những thông tin khái quát về thuốc Ceporex để biết thêm chi tiết xin liên hệ trực tiếp với Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/