Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cefuroxime là thuốc gì? Bệnh thế nào phải dùng Cefuroxime?


Cefuroxime là một loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc được bào chế theo nhiều dạng như viên nén, dạng lỏng, dung môi...

Cefuroxime là thuốc gì?

Cefuroxime là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 2. Thành phần chính của thuốc là chất Cefuroxime với hoạt tính kháng khuẩn khi bị phân hủy trong cơ thể sau khi hấp thu và chuyển hóa.

cefuroxime-1

Cefuroxim là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 2.

Cefuroxime được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả các dạng nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng.

Các dạng và hàm lượng của thuốc Cefuroxime

Thuốc Cefuroxime được bào chế theo nhiều dạng, với các hàm lượng được quy định như sau:

  • Dạng viên nén: bao gồm loại 212 mg, 250 mg và 500 mg
  • Dạng thuốc tiêm: gồm 3 loại là 250 mg, 750 mg hoặc 1,5g bột pha tiêm
  • Hỗn dịch uống: 125 mg/5ml và 250 mg/5ml
  • Dạng dung môi pha tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, dung môi pha truyền tĩnh mạch liên tục: thuốc tiêm natri clorid 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5% thuốc tiêm dextrose 10%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri clorid 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri clorid 0,45% và thuốc tiêm natri lactat M/6.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Thuốc Cefuroxime dùng trong điều trị bệnh gì?

Là thuốc kháng sinh, Cefuroxime được dùng trong các trường hợp sau đây:

- Dùng Cefuroxime điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm như nhọt, mủ da và chốc lở;

- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng;

- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn;

- Nhiễm khuẩn niệu sinh dục: viêm thận - bể thận, viêm bàng quang và viêm âm đạo;

- Điều trị bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng, viêm cổ tử cung;

- Thuốc Cefuroxime cũng có tác dụng trong điều trị bệnh Lyme ở giai đoạn sớm  và phòng ngừa ở giai đoạn muộn của bệnh Lyme thường gặp ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi;

* Không dùng thuốc Cefuroxime trong các trường hợp:

- Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc;

- Có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin;

- Từng bị ảnh hưởng bởi penicillin, kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam;

- Bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng về gan, thận, dạ dày, tim mạch;

- Người đang điều trị bằng kháng sinh aminoglycosid (có tương tác với Cephalosporin);

- Trẻ sơ sinh sử dụng thuốc Cefuroxime có nguy cơ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban, do đó nên cẩn trọng khi dùng thuốc ở người mẹ đang cho con bú.

Liều lượng và cách dùng thuốc Cefuroxime

Theo các bác sĩ trường Cao đẳng Y Hà Nội, khi dùng thuốc Cefuroxime cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

* Cách dùng thuốc Cefuroxime:

  • Có thể dùng thuốc Cefuroxime cùng với bữa ăn hoặc không nếu không thích. Đối với thuốc dạng lỏng phải được uống cùng với thức ăn. Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc sẽ vô hiệu nếu dùng không đúng dạng và hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc đầy đủ trong thời gian quy định, tuyệt đối không tự ý dừng thuốc. Trường hợp bỏ liều có thể làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và kháng thuốc kháng sinh.
  • Bảo quản viên nén cefuroxime ở nhiệt độ phòng, cách xa độ ẩm và nhiệt độ cao. Đóng chặt bình khi không sử dụng.
  • Bảo quản cefuroxime lỏng trong tủ lạnh. Đừng để thuốc đóng băng. Vứt bỏ cefuroxime lỏng cũ không sử dụng hơn 10 ngày.

*Liều lượng:

Liều lượng thuốc Cefuroxime cho người lớn tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng cũng như tình trạng bệnh.

- Người bị viêm phế quản: Dùng Cefuroxime từ 250 - 500 mg, mỗi ngày uống 2 lần. Hoặc có thể dùng 750mg – 1,5g tiêm vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong  thời gian từ 5 -10 ngày.

- Người bị viêm bàng quang: Nếu người bệnh không có biến chứng, dùng cefuroxime 250mg, 2 lần/ngày. Hoặc dùng 750mg tiêm vào tĩnh mạch cách nhau 8 giờ liên tục từ 7 đến 10 ngày.

- Viêm nắp thanh quản: tiêm cefuroxime 1,5g vào tĩnh mạch, cách nhau từ 6 - 8 giờ tùy thuộc vào tính chất  và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

- Nhiễm trùng khớp: Dùng cefuroxime 1,5g tiêm tĩnh mạch, cách 8 giờ/ lần và điều trị liên tục trong khoảng 3-4 tuần.

- Điều trị bệnh Lyme: Dùng cefuroxime 500mg 2 lần/ngày và liên tục trong 20 ngày.

- Viêm màng não: Dùng cefuroxime 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 6 giờ hoặc 3g cách nhau 8 giờ trong 14 ngày.

- Viêm xương tủy: Dùng cefuroxime 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ, điều trị liên tục trong khoảng 4-6 tuần tùy theo tính chất mức độ nhiễm trùng.

- Viêm tai giữa: Dùng cefuroxime 250mg, uống hai lần/ngày trong 10 ngày.

- Viêm phúc mạc: Dùng cefuroxime 750mg đến 1,5 g tiêm tĩnh mạch cách 8 giờ, trong 10-14 ngày.

- Viêm phổi: Nếu không biến chứng, dùng cefuroxime 750mg tiêm vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ. Nếu bệnh phức tạp, dùng 1,5g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch và cũng cách nhau 8 giờ.

- Viêm bể thận:Dùng cefuroxime 750mg đến 1,5g uống cách nhau 8 giờ hoặc 250-500mg, 2 lần/ngày trong 14 ngày.

- Nhiễm khuẩn huyết: Dùng 1,5g tiêm tĩnh mạch, cách 6-8 giờ, kết hợp với aminoglycoside. Điều trị liên tục trong 7-21 ngày tùy theo tính chất mức độ nhiễm trùng.

- Viêm xoang: Dùng cefuroxime 250mg uống 2 lần/ngày trong 10-14 ngày.

- Nhiễm trùng da hoặc mô mềm: Dùng cefuroxime 250-500mg uống 2 lần/ngày (không biến chứng nhiễm trùng) hoặc dùng 750mg tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong 10 ngày.

- Viêm amidan/viêm họng: Dùng cefuroxime 250mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Dùng cefuroxime 250-500mg uống hai lần/ngày.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Bệnh không biến chứng, dùng cefuroxime 250mg uống hai lần/ngày trong 7-10 ngày hoặc dùng 750mg tiêm tĩnh mạch cách 8 giờ. Trường hợp, bệnh phức tạp dùng 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ.

Nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành tại cao đẳng Y Dược Hà Nội khuyến cáo đối với trường hợp với trẻ em: liều dùng cefuroxime cũng cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng cũng tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh cần phải được bác sĩ thực hiện và theo dõi kỹ càng.

Thông thường, trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng liều là 125mg hai lần mỗi ngày hay 10mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 250mg/ngày.

Đối với trẻ em 2 tuổi hay lớn hơn mắc bệnh viêm tai giữa, có thể dùng 250mg hai lần mỗi ngày hay 15mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 500mg/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc cefuroxime

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

cefuroxime-2

Thuốc cefuroxim được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Thuốc cefuroxime có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng, song cũng có một số tác dụng phụ. Khi xuất hiện các triệu chứng sau đây, người bệnh cần phải kịp thời gặp bác sĩ để có phương hướng xử lý.

  • Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khó chịu ở dạ dày.
  • Da xuất hiện những nốt ban đỏ, sần sùi, cứng hoặc chai.
  • Phản ứng phản vệ toàn thân, nhiễm nấm candida.
  • Tăng bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm coombs dương tính.
  • Buồn nôn và nôn, chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ khủng khiếp.
  • Đau rát tại chỗ nơi bị tiêm và truyền tĩnh mạch, có thể viêm tĩnh mạch.
  • Sốt cao da vàng ứ mật, thiếu máu tan máu.
  • Thận nhiễm độc có tăng tạm thời ure huyết, viêm thận kẽ.
  • Lên cơn co giật, đau đầu, kích động, không kiểm soát hành vi.
  • Một số trường hợp xương khớp bị đau, có thể liên quan đến tiền sử  bệnh tái phát.

Trên đây là những thông tin khái quát về thuốc cefuroxime, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/