Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu những thành phần giá trị dinh dưỡng của trứng đối với sức khỏe người dùng


Đa phần mọi người chỉ biết đến trứng là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít người tìm hiểu đến giá trị dinh dưỡng của trứng để dùng đúng theo liều lượng. Vậy mời bạn đọc hãy tìm hiểu kỹ hơn dưới  bài viết để ăn đúng số lượng trứng hàng tuần nhằm đảm bảo sức khỏe.

Trứng vốn là một thực phẩm có hàm lượng Protein cao, nguồn Vitamin và khoáng chất tốt, Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ot... Các vitamin như B1, B6, A, D, K thường tập trung đa phần ở lòng đỏ. Lòng trắng trứng chỉ có một ít Vitamin tan trong nước. Do vậy tốt nhất bạn nên ăn kết hợp cả lòng đỏ và lòng trắng trứng để được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất hợp lý cho cơ thể.

1. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của trứng

Trứng cung cấp chất đạm

Trứng là nguồn cung cấp đạm dồi dào và dễ tìm thấy nhất. Tác dụng của chất đạm có chứa trong trứng có chứa nhiều hàm lượng axit amin nên thường hỗ trợ cho các hoạt động của cơ bắp, enzym và các hormone.

Theo thống kê thì giá trị dinh dưỡng của trứng gà trong 100g trứng gà có chứa 10,8 protein. Chất đạm có trong lòng đỏ đơn giản và rất dễ hòa tan.

Xem thêm các bài viết liên quan

gia-tri-dinh-duong-cua-trung
Trứng cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng cho cơ thể
 

Cung cấp các Vitamin và khoáng chất

Trong quả trứng có chứa lòng đỏ và lòng trắng thì phần tập trung nhiều các Vitamin tan trong nước (Vitamin B1, B6) và Vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K), đặc biệt lòng đỏ còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, đồng, kẽm…

Tương tự lòng đỏ, lòng trắng cũng chứa các Vitamin B2, B6, tuy nhiên ít hơn so với lòng đỏ.

Ở cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều chứa dưỡng chất Vitamin B8 hay còn gọi là Biotin. Tác dụng của thành phần này là đáp ứng các nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Cung cấp Choline

Choline sẽ thúc đẩy các tế bào trong cơ thể thực hiện tốt quá trình trao đổi chất đồng thời vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Ngoài ra Choline còn giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh, giúp ích cho sự phát triển cho trẻ sơ sinh. Với các lợi ích ở trên thì trứng sẽ giúp bạn cung cấp hàm lượng Choline cần thiết. Vì trong một quả trứng có chứa đến 50% lượng choline.

2. Nên ăn trứng như thế nào cho đủ liều lượng?

Trong trứng có đầy đủ chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm..., nhưng ăn nhiều qua cũng không tốt. Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội thì nên tùy vào từng độ tuổi, thể trạng của từng người để ăn lượng trứng phù hợp như:

  • Trẻ nhỏ từ 6 – 7 tháng: Chỉ nên ăn ½ lòng đỏ trứng gà/ bữa.
  • Trẻ nhỏ từ 8 – 9 tháng: Ăn một lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút.
  • Trẻ nhỏ từ 10 – 12 tháng tuổi: Nên cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng, 1 quả/ bữa.
  • Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: Nên ăn 3 – 4 quả/ tuần.
  • Người lớn: ăn 3 – 4 quả/ tuần.
  • Người có tiền sử tăng huyết áp. Cholesterol cao trong máu: ăn khoảng 1 – 2 quả/ tuần.

3. Hướng dẫn cách chế biến để giữ lại giá trị dinh dưỡng của trứng

Nấu không đúng, không những khiến cho cảm giác ăn không ngon, mà còn ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí còn tạo ra những chất độc hại trong quá trình chế biến. Một số cách để chế biến trứng nhằm giữ lại được nhiều dưỡng chất:

Luộc trứng

- Luộc trứng đến độ chín vừa, lòng trắng sẽ được chín mềm, lòng đỏ không bị lòng đào như vậy các hàm lượng protein sẽ không bị biến tính và cơ thể cũng dễ hấp thụ hơn.

- Cách thực hiện

  • Rửa trứng sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi trên bếp lửa.
  • Giữ lửa đun sôi trong khoảng 3 phút và tắt bếp vàm ngâm trong nồi khoảng 5 - 7 phút.
  • Luộc quá lâu sẽ khiến trứng bị mất hương vị, ăn khó tiêu và các dưỡng chất cũng bị hao hụt đi so với trứng chín vừa đủ.
gia-tri-dinh-duong-cua-trung
Trứng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng

Ốp trứng

Để có được món trứng ốp ngon, thì bạn nên đập trứng vào chảo khi dầu nóng lên. Điều chỉnh lửa nhỏ hơn để trứng chín mà không bị cháy. Có thể kết hợp nấu trứng cùng cà chua, rau xanh sẽ có vị ngọt nếu thêm chút rượu, quả kỷ tử…

Nấu canh trứng

Tuyệt đối trong lúc nấu canh trứng không được thêm muối hoạc dầu khi đánh trứng để hạn chế làm thay đổi kết cấu của trứng gây ra hao hụt các dinh dưỡng hoặc không gây kết dính dẫn đến khi ăn có cảm giác cứng.

Chỉ cần khuấy nhẹ ít cái cho có cảm giác trứng tan đều ra là đổ trực tiếp vào nồi canh. Bên cạnh đó khi nấu xong canh trứng và tắt bếp bạn có thể cho thêm vào đó một chút sữa tươi không đường để tăng thêm phần ngon miệng và giá trị dinh dưỡng của món canh trứng.

Rán trứng

Nên rán với lượng dầu mỡ vừa phải, dùng lửa ở mức vừa, nên cuộn trứng cho dày lại khi rán thì sẽ giữ được lượng dinh dưỡng tốt hơn.

Xào trứng

Hãy xào trứng và bật lửa vừa phải, không nên bật quá to gây thất thoát các chất dinh dưỡng vốn có. Không nên xào trứng trong một thời gian dài vì như vậy sẽ khiến trứng bị mất nước, điều này vô tình làm cho món ăn bị khô, ảnh hưởng đến khẩu vị.

Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn giải đáp về thắc mắc giá trị dinh dưỡng của trứng. Hi vọng các bạn sẽ dùng trứng đúng cách để mang lại sức khỏe tốt.  Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng để được giải đáp cụ thể, chính xác và rõ ràng hơn.