Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu chung về bệnh Huntington và cách phòng ngừa bệnh


Bệnh Huntington là một trong những căn bệnh có khả năng di truyền lớn và gây tổn hại đến các tế bào thần kinh nằm bên trong não của cơ thể. Để có  thêm  nhiều kiến  thức về bệnh hơn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi và tìm hiểu dưới bài viết nhé!

1. Nguyên nhân và  các triệu chứng của bệnh Huntington

Nguyên nhân gây ra bệnh Huntington

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự rối loạn trội nhiễm sắc thể thường vì khiếm khuyết một gen trong cơ thể con người.

Khi có một bản sao của một loại gen bất thường trên cơ thể thì đó chính là nguyên nhân gây nên bệnh Huntington.

Số lượng gen được sao chép và tăng dần số lượng lên qua nhiều thế hệ. Bạn có thể bị lây nhiễm bệnh từ bố mẹ  của mình và các con sau này của bạn  cũng có thể  mắc bệnh dmo di truyền từ  bạn. Vì vậy nếu người bệnh có tiền  sử mắc bệnh mà muốn sinh con thì lên đến gặp những bác sĩ, người có năng lực chuyên môn để được tư vấn.

benh-huntington
Cấu tạo bộ não của người mắc bệnh Huntington

Triệu chứng nhận biết bệnh Huntington

Cách tốt nhất để người bệnh có thể phát hiện ra bệnh sớm chính là dựa vào những dấu hiệu và các triệu chứng nhận biết của bệnh. Cụ thể như là:

  • Rối loạn vận động

Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các cơn co giật, di chuyển khá chậm chạp và khó khăn. Cảm thất các cơ dần suy yếu hơn trong thời gian và còn kèm theo triệu chứng khó nuốt và  khó nói.

Hạn chế việc sinh hoạt và hoạt động thường ngày, hay có thể khiến  cho người bệnh cảm thấy ngại giao tiếp.

  • Rối loạn nhận thức

Có các triệu chứng mất trí nhớ tạm thời và thường xuyên nhầm lẫn.

Người bệnh không thể tự lên kế  hoạch, lịch trình một cách minh mẫn và khoa học như lúc còn bình thường chưa mắc bệnh được nữa.

Khả năng nhận thức cũng gặp vấn đề, bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn…

  • Rối loạn tâm thần

Khi mắc bệnh não bộ đã bị tổn thương và dẫn đến có những dấu hiệu của trầm cảm. Hay nghĩ tiêu cực, tính cách luôn thay đổi cộng với triệu chứng mất ngủ càng làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn nữa.

Đối với người mắc bệnh ở độ tuổi vị thành niên thì thường có những dấu hiệu sa sút trong học tập, có thêm các triệu chứng của bệnh động kinh, khó kiểm soát được hành vi, cơ bắp co cứng còn dẫn đến dáng đi cũng thay đổi.

2. Phương pháp điều trị bệnh Huntington hiệu quả

Điều trị bệnh Huntington

Một vài phương pháp được sử dụng nhằm giảm các triệu chứng mà người bệnh mắc phải bao gồm:

- Dùng thuốc Dopamine: Với mục đích làm giảm các triệu chứng có những  hành vi bất thường xảy ra.

- Tetrabenazine (Xenazine): Thuốc giúp điều trị các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Huntington. Vì tác dụng của thuốc sẽ làm tăng lượng dopamine.

- Thuốc an thần như clonazepam (KLONOPIN) và thuốc chống loạn thần như haloperidol và clozapine (Clozaril) có thể giúp kiểm soát bạo lực và ảo giác. Tuy nhiên tác dụng phụ của những loại thuốc này sẽ là buồn ngủ, như vậy gây ra khó khăn nếu bạn sử dụng thuốc trong thời gian làm việc, học tập.

- Các loại thuốc có tác dụng giúp kiểm soát trầm cảm của người mắc bệnh Huntington như: fluoxetine (Prozac, Sarafem), sertraline (Zoloft) và nortriptyline (Pamelor).

- Vật lý trị liệu: phương pháp này sẽ giúp cho người bệnh rèn luyện cơ bắp và cử động linh hoạt hơn và có  thể tự phòng chống khi không may bị té ngã.

- Liệu pháp tâm lý: Đối với bệnh Huntington, khi sử dụng liệu pháp này bác sĩ sẽ trò chuyện với người bệnh hoặc cùng tham gia một vài hoạt động thư giãn nhằm hỗ trợ giao tiếp và kiểm soát những hành vi tiêu cực của bệnh nhân. 

- Ngôn ngữ trị liệu: Dùng phương pháp này sẽ cải thiện được khả năng nói và các  triệu chứng khó nuốt đã xuất hiện trước đó.

Xem thêm các bài viết liên  quan

benh-huntington
Có biện pháp nào để phòng ngừa mắc bệnh Huntington?

Một số cách phòng ngừa bệnh Huntington hiệu quả

Để có thể cải thiện tình trạng nếu đã mắc bệnh Huntington hoặc có thể nếu bạn chưa mắc bệnh thì cũng đều cần phải thực hiện theo một số công việc dưới đây:

  • Xây dựng một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh  dưỡng. Thường xuyên bổ sung chất xơ vào trong thực đơn hàng ngày và uống nước đầy đủ để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp phát triển khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch để chống chọi với bệnh tật. Người bệnh Huntington nên ăn nhiều thực phẩm chống viêm như: đậu phụ, tỏi, cải xoăn, dầu olive, cà chua...

  • Hạn chế việc uống sữa và các chế phẩm từ sữa do trong đó có các chất làm tiết ra chất nhờn, gia tăng nguy cơ khó thở nếu gặp các vấn đề về đường hô hấp.

  • Tập thể dục thường xuyên dù cơ thể của bạn khỏe mạnh hay mắc bệnh gì cũng cần phải luyện tập thể dục thể thao thường xuyên vì nó sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt để loại bỏ được các chất độc hại trong cơ thể.

  • Đặc biệt là khi bạn mắc phải bệnh thì việc luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh để đem đến sự ổn định.

  • Khám bệnh định kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát và kiểm tra tốt tình trạng bệnh tình của cơ thể.

Những thông tin về bệnh Huntington do Cao Đẳng Y Hà Nội  chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo nếu bạn muốn biết rõ hơn về bệnh có thể tìm các bác sĩ để được tư vấn cụ thể chính xác. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về một căn bệnh nguy hiểm và biết cách phòng ngừa nó giúp bản thân và gia đình luôn luôn khỏe mạnh.