Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Glipizide điều trị tiểu đường có những lưu ý nào trong quá trình sử dụng?


Glipizide là thuốc gì? Có công dụng trong điều trị bệnh gì? Liều dùng và cách sử dụng ra sao?... Tất cả những thắc mắc về thuốc sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ, chi tiết dưới bài viết. Nào hãy cùng tìm hiểu nhé các bạn!!!

Thuốc Glipizide thuộc nhóm Hormone, nội tiết tố.

Dạng thuốc: Viên nén, viên nén giải phóng chậm.

Thành phần: Glipizide.

1. Tác dụng của thuốc Glipizide

Glipizide kích thích phóng thích insulin tự nhiên trong cơ thể người mắc bệnh tiểu đường type 2 nhờ đó sẽ làm giảm đường huyết.

Kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường sẽ có thể làm  giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, ngoài ra còn giúp ngăn ngừa một vài triệu chứng nguy hiểm như tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề về thần kinh, mất chi hoặc các rối loạn về chức năng tình dục.

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc trong các trường hợp không được liệt kê ở trên, nếu  người dùng có thắc mắc hay chưa hiểu rõ về vấn đề nào có thể hỏi để  được giải đáp chính xác, nhanh chóng.

Xem thêm bài viết liên quan

thuoc-glipizide
Thuốc Glipizide được sử dụng cho những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2

2. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Glipizide

Liều lượng dành cho người lớn

Dùng cho điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2

  • Sử dụng liều điều trị khởi đầu: Dùng 5 mg cho lần điều trị ban đầu, tốt nhất nên uống trước khi ăn sáng để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Đối với người bệnh cao tuổi thì nên khởi đầu liều điều trị với 2,5 mg, có thể sử dụng liều lượng này với những người mắc bệnh lý về gan.

Liều dùng dành cho trẻ em

  • Hiện nay nhà sản xuất chưa có công bố về liều lượng an toàn và lợi ích khi cho trẻ dùng thuốc, do đó các bậc phụ huynh không được tự ý cho trẻ sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của những người có năng lực chuyên môn trước khi dùng thuốc cho nhóm đối tượng này.

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Glipizide dạng viên nên người bệnh dùng theo đường uống.

Tốt nhất nên uống thuốc trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút để thuốc có thể phát huy tốt tác dụng.

Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì  nên hỏi bác sĩ, dược sĩ về liều lượng tăng giảm hoặc kết hợp với loại thuốc nào, tuyệt đối bệnh nhân không được tự ý tăng giảm theo ý của bản thân.

Quá trình điều trị bằng thuốc có thể phải kéo dài giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh do đó người dùng không được tự ý bỏ thuốc mà nên kiên trì điều trị cho hết liệu trình.

Sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày sẽ giúp thuốc đạt được lợi ích tốt nhất và tránh quên liều dùng.

Trong trường hợp quên liều bạn nên uống bù vào thời gian gần nhất, tuy nhiên nếu thời gian uống bù dó gần với liều kế tiếp thì nên uống liều kế tiếp và tuyệt đối không uống gấp đôi liều lượng.

thuoc-glipizide
Hãy luôn tham khảo ý kiến thầy thuốc khi sử dụng thuốc Glipizide

3. Tác dụng phụ của thuốc Glipizide

Theo các giảng viên khoa Điều Dưỡng, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ trong thời gian sử dụng thuốc Gonadotropins, người dùng có thể sẽ gặp phải những tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến  sức khỏe như:

  • Trên da bị nổi nốt phát ban, mẩn đỏ.
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, có những trường hợp thì bị táo bón.
  • Thỉnh thoảng có các triệu chứng chóng mặt, buồn ngủ.

Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ bị bầm tím, chảy máu nướu răng, chảy máu cam…
  • Đau bụng phía trên kèm theo cảm giác buồn nôn.
  • Nhịp tim rối loạn, đập nhanh bất thường.
  • Đau đầu, có trường hợp ghi nhận bị ngất xỉu, hay đổ mồ hôi và thường xuyên khát nước.
  • Tức ngực, khó thở.

Ở trên không phải danh mục đầy đủ về các triệu chứng của tác dụng phụ. Nếu bạn muốn có thông tin đầy đủ nên hỏi bác sĩ về vấn đề này.

4. Tương tác thuốc

Nhằm hạn chế quá trình tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh nên cho bác sĩ biết những loại thuốc đang sử dụng bao gồm kê đơn và không được kê đơn, kể cả những thực phẩm chức năng để chuyên gia sẽ đưa ra điều chỉnh để sớm khắc phục.

- Những thuốc có thể tương tác với thuốc  Glipizide và có khả năng cao gây ra tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng, bao gồm:

  • Exenatide (Byetta);
  • Aspirin hay các thuốc salicylat khác (bao gồm Pepto Bismol);
  • Probenecid (Benemid);
  • Các thuốc chẹn bêta, cholestyramin, hydantoin, rifampicin, lợi tiểu thiazid, tác nhân kiềm hóa nước tiểu, than: sẽ làm giảm tác dụng của thuốc Glipizide.
  • Thuốc chống đông máu (warfarin, Coumadin, Jantoven);
  • Alcol: Tác dụng như disulfiram gây đỏ bừng, đau đầu, buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, nhịp tim nhanh.
  • Thuốc nhóm sulfa (Bactrim®, SMZ-TMP và những thuốc khác);
  • Chất ức chế monoamine oxidase(MAOI);
  • Insulin hoặc các thuốc trị tiểu đường dạng thuốc uống khác.

- Hoạt động của thuốc Glipizide cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe của người bệnh, cụ thể như các bệnh:

  • Bị ngộ độc rượu.
  • Người bệnh trong tình trạng bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm thể chất.
  • Thường xuyên gặp phải các triệu chứng của hạ đường huyết.
  • Nhiễm toan ceton máu.
  • Trường hợp vừa trải qua ca phẫu thuật.
  • Cơ thể bị sốt hoặc nhiễm trùng.
  • Người bệnh bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
  • Tiền sử mắc các bệnh lý về gan, thận, bệnh tim hoặc các vấn đề khác liên quan đến mạch máu.
  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa.
  • Thiếu hụt men glucose 6-phosphate dehydrogenase(G6PD) (một vấn đề enzyme).
thuoc-glipizide
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát được tình trạng bệnh để có cách điều trị cho phù hợp

5. Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Glipizide

Người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Khi đang điều trị bằng  Glipizide mà người bệnh gặp phải các vấn đề như sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc chuẩn bị cho ca phẫu thuật sắp tới  thì lên thay thế bằng insulin.
  • Nếu trong quá trình sử dụng Glipizide  xảy ra tình trạng hạ đường huyết thì nên dùng đường, hoặc với trường hợp nặng hơn thì nên  tiêm truyền glucose.
  • Nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của những người có năng lực chuyên môn về liều dùng và cách dùng thuốc.
  • Bên cạnh đó khi dùng  Glipizide cần phải kết hợp với một vài nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng để có kết quả cao sau quá trình sử dụng như:

 

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Người mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Người bị thiểu năng thượng thận.
  • Trường hợp tiểu đường tiềm ẩn hoặc tiều đường chưa phát triển.

Hy vọng những thông tin trên liên quan đến thuốc Glipizide ở trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn và những người thân. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy tham khảo tiếp các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục nhé!