Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết


Nhiều người cho rằng hạ đường huyết chỉ xảy ra khi đói, tuy nhiên không chỉ vậy. Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới bài viết để biết thêm nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cũng như có thêm các biện pháp xử lý, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Cùng tim hiểu nhé bạn đọc!!!

1. Các triệu chứng của hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3.9 mmol/l dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động, điều này gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể.

Các triệu chứng sẽ xuất hiện khi  bị hạ đường huyết cơ bản và dễ nhận biết như:

  • Cảm giác bụng đói cồn cào, tim đập nhanh bất thường, có thể ra nhiều mồ hôi mặc dù đang ở trong môi trường không nóng và luôn trong trạng thái bồn chồn lo lắng.

  • Khi bị hạ đường huyết lúc này não sẽ không còn khả năng phát hiện ra sự thay đổi và khó kiểm soát được lời nói phát ra làm cho bạn dễ bị nói lắp, nói không thành câu.

  • Thị giác suy giảm, mắt nhìn mọi vật xung quanh mờ hơn.

  • Khả năng tập trung vào công việc hoặc học tập bị giảm sút.

  • Ngủ không ngon giấc. Trong khi ngủ mà thấy xuất hiện các triệu chứng như mơ thấy ác mộng, đổ nhiều mồ hôi, cảm giác cơ thể mệt mỏi rã rời…đó rất có thể là bạn đang bị hạ đường huyết trong lúc ngủ.

  • Đối với những bệnh nhân đã mắc tiểu đường lâu năm hoặc đã cơ tiền sử mắc các triệu chứng về hạ đường huyết trước đó thì rất có thể sẽ gặp phải một vài triệu chứng nghiêm trọng hơn như rơi vào trạng thái hôn mê, co giật... 

benh-ha-duong-huyet

Các dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp khắc phục kịp thời

2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Để khắc phục tận gốc các triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh cần xác định và biết được nguyên nhân gây nên hạ đường huyết, cụ thể như:

  • Bệnh hạ đường huyết sẽ thường xuyên xảy ra hơn với những bệnh nhân mắc tiểu đường không phổ biến lắm với trẻ em và người lớn.
  • Sử dụng thuốc sai cách hoặc  quá lạm dụng:Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường dùng thuốc không đúng cách đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng hạ đường huyết.

  • Sau khi ăn dễ bị hạ đường huyết: Khi đó là lúc cơ thể sản xuất ra quá nhiều insulin, điều này thường xảy ra trong khoảng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.

  • Sử dụng insulin: Người mắc bệnh tiểu đường khi không kiểm soát tốt glucose trong máu nên cần ngay lập tức phải sử dụng insulin  và dẫn đến việc hạ đường huyết đột ngột.

  • Ảnh hưởng từ những căn bệnh khác: Một số bệnh lý khác đã gây ra các rối loạn ảnh hưởng đến việc chuyển hóa đường trong cơ thể. Các bệnh đó có thể là rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận hoặc tuyến thường thận.

 Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội cũng chia sẻ thêm với bạn về một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hạ đường huyết như:

  • Bệnh hạ đường huyết sẽ thường xuyên xảy ra hơn với những bệnh nhân mắc tiểu đường không phổ biến với trẻ em và người lớn.

  • Những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích…

  • Trường hợp người bệnh đang trong quá trình điều trị viêm gan hoặc các bệnh về thận.

  • Bệnh lý ảnh hưởng đến hạ đường huyết như rối loạn nội tiết, suy tuyến yên và suy tuyến thượng thận.

Cần cẩn thận nếu bạn có một trong các yếu tố trên vì rất có thể bạn sẽ bị hạ đường huyết đột ngột vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

3. Cách khắc phục khi bị hạ đường huyết

Khi bản thân có các dấu hiệu của hạ đường huyết thì người bệnh cần làm theo những cách ở dưới đây:

  • Nếu hạ đường huyết ở mức nhẹ thì nên ăn ngay bất cứ đồ ăn nào có sẵn.

  • Trong trường hợp bệnh nhân vẫn chưa đỡ và xuất hiện thêm những triệu chứng khác thì uống thêm nước đường hoặc nước ngọt.

  • Trường hợp hạ huyết áp nặng: Cần tiêm dung dịch ngọt ưu trương vào tĩnh mạch, liều lượng sử dụng khoảng 40 – 60ml. Tiêm nhắc lại một lần nữa nếu bệnh nhân chưa tỉnh, liều lượng sử dụng tối đa không quá 60ml. Ngoài ra sử dụng tiêm vào bắp hay tĩnh mạch Glucagon.

  • Đối với các trường hợp nặng, người bệnh mê man, lú lẫn, mất ý thức: Để người bệnh nằm nghiêng, tránh để người bệnh cắn vào lưỡi khi lên cơn co giật, bạn nên cho một chiếc khăn sạch hoặc một chiếc thì vào miệng của người đó. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. Trường hợp này không cho bệnh nhân ăn bất cứ đồ ăn gì vì khi này họ đã rơi vào trạng thái mất khả năng nuốt do đó rất nguy hiểm và có thể gây nghẽn đường thở. 

Nếu không được xử lý kịp thời rất có thể bệnh hạ đường huyết sẽ để lại di chứng.

benh-ha-duong-huyet
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là một thói quen tốt mà mọi người cần làm

Xem  thêm các bài viết liên quan

4. Phòng ngừa hạ đường huyết

Một vài điều lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa triệu chứng của hạ đường huyết:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và không nên để nhịn đói. Tốt nhất hãy nhờ đến sự tư vấn của những chuyên gia dinh  dưỡng sẽ giúp bạn có  chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng vẫn ngăn ngừa được hạ đường huyết. Nếu với những người thường xuyên tập luyện thể thao thì nên ăn nhẹ trước khi tập luyện để tránh bị hạ đường huyết khi đói.

  • Tăng cường protein, như là một phần của một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp cân bằng tổng thể, có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết. Ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như một phương tiện ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết nên người bệnh cũng thường xuyên sử dụng ngũ cốc cho những bữa ăn nhẹ hoặc bữa sáng.
  • Hướng dẫn những người bạn sống hoặc làm việc chung rằng bạn mắc bệnh tiểu đường và cách tiêm glucagon nếu bạn bất tỉnh.

  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Không chủ quan với những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết mà nên có các cách xử lý ngay khi nhận biết được những dấu hiệu xảy ra vì bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc dẫn đến hôn mê hoặc tổn thương não.

  • Nhờ bác sĩ điều chỉnh lượng insulin trong điều trị bệnh tiểu đường để giảm đáng kể các triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh.

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Báo ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.

  • Trong túi, cặp thường dự trữ sẵn đồ ăn nhẹ như kẹo, sữa, bánh, socola... để có thể dùng ngay khi xuất hiện các biểu hiện của hạ đường huyết. 
  • Tích cực điều trị bệnh tiểu đường để giữ ổn định đường huyết và hạn chế nguyên nhân gây ra hạ đường huyết.

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế những thói quen xấu nên ngủ đúng giờ, tập thể dục thể thao hàng ngay để tăng cường sức khỏe, hạn chế tới mức tối đa tiếp xúc các môi trường độc hại.

Hạ đường huyết không phải là một chứng bệnh khó xử lý, bên cạnh những phương pháp can thiệp của tây y hiện đại thì người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh thì có thể dễ dàng ngăn ngừa bệnh hạ đường huyết xuất hiện.

Trên đây là đầy đủ các thông tin bệnh Hạ Đường Huyết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục khi mắc đường huyết... Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn nhất là những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không có tác dụng thay thế các chỉ định hay kết luận của những bác sĩ chuyên khoa.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!!