Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các biện pháp điều trị và chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang là gì?


Ung thư bàng quang là ung thư ở đường tiết niệu, trong đó các tế bào ác tính ở bàng quang phát triển bất thường và tạo thành khối u. Đây cũng là loại ung thư khá nguy hiểm. Chắc chắn sẽ còn có những người chưa nắm rõ thông tin về căn bệnh này. Vậy mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh Ung thư bàng quang

Hiện căn bệnh  này chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là gì do đó các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng quang, cụ thể như:

  • Hút thuốc lá: Yếu tố đầu tiên và rất dễ gây ra khả năng cao cho người hút thuốc lá mắc bệnh ung thư bàng quang. Các độc tố và chất gây ung thư trong khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Khói thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người bao gồm cả những người hút thuốc chủ động và thụ động. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 3 lần người bình thường.

  • Độ tuổi và giới tính: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những người cao tuổi, khoảng 50- 60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ khoảng 3 - 4 lần.

  • Đặc trưng nghề nghiệp phải tiếp xúc với chất hóa học độc hại: Các chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như asen, hóa chất có trong thuốc nhuộm, dệt may... Người làm trong ngành sản xuất cao su, cơ khí, phi công, thợ làm tóc... có nguy cơ cao bị ung thư do tiếp xúc với các hóa chất độc hại. 

  • Tiền sử gia đình: Không thể bỏ qua yếu tố này. Thường trong gia đình nếu đã có người bị ung thư bàng quang thì người còn lại cũng mang những nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vậy khi nếu trong gia đình đã có người từng mắc bệnh thì bạn nên đi khám sức khỏe để được kết quả chính xác nhất về bệnh. 

  • Đang trong quá trình điều trị và phải  sử dụng những thuốc tiểu đường: Lạm dụng và sử dụng thuốc tiểu đường không đúng  cách cũng là một nguy cơ gây ra bệnh ung thư bàng quang.

  • Đã từng trải qua quá trình xạ trị vào khung chậu do nguyên nhân từ những bệnh ung thư trước và phải điều trị bằng một vài loại thuốc chống ung thư như: cyclophosphamide hoặc ifosfamide.

Xem thêm các bài viết liên  quan

ung-thu-bang-quang
Trong khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang.

2. Triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

Bệnh ung thư bàng quang có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Các cơn đau liên tục không rõ nguyên nhân: Xuất hiện các cơn đau ở nhiều vị trí khác nhau như xung quanh vùng bụng, vùng sườn hay thậm chí còn đau cả ở vùng xương chậu.
  • Nước tiểu có máu: Đây cũng có thể được xem là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh khác trong đó có ung thư bàng quang. Do đó sẽ gây ra rất nhiều nhầm lẫn và không xác định được đúng bệnh. Nên khi thấy xuất hiện nước tiểu có máu bạn cần đi khám để tìm ra bệnh chính xác và điều trị. 

  • Ăn không ngon miệng: Bệnh ung thư bàng quang và các liệu pháp điều trị có thể gây ra những thay đổi cảm giác mùi vị,  khô miệng, nhiễm trùng miệng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… và có thể biến các thức ăn mà bạn từng thích thành mùi và vị cực kỳ khó chịu. Vấn đề sẽ xấu hơn nếu bạn không nhận đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phục hồi lại sức khỏe.

  • Triệu chứng di căn: Lúc này khối u đã di căn đến các cơ quan khác, các vùng xung quanh. Người bệnh sẽ phải rất đau khi các khối u di căn.
  • Tắc đường tiết niệu:  xảy ra khi một niệu quản bị tắc nghẽn do khối u của ung thư bằng quang phát triển dẫn đến việc đi tiểu khó khăn, người bệnh còn kèm theo các cơn đau, huyết áp cao, nhiễm trùng được tiết niệu tái phát nhiều lần, khó đi tiểu và thay đổi về số lượng nước tiểu.

3. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang

Để chẩn đoán chính xác có mắc ung thư bàng quang hay không người bệnh cần phải thực hiện nhiều những kỹ thuật y tế khác nhau như xét nghiệm, soi bàng quang, sinh thiết, chụp tĩnh mạch có cản quang.., cụ thể như:

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào ung thư: Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị.

  • Soi bàng quang: Thực hiện bằng cách dùng ống nội soi đưa vào niệu đạo để soi, thủ thuật này khảo sát trực tiếp hình ảnh của niệu đạo (niệu đạo trước và sau), bàng quang.

  • Sinh thiết: sinh thiết được thực hiện trong quá trình nội soi bàng quang để lấy một mẫu mô nhỏ đem đi soi. Có thể loại bỏ toàn bộ khối u trong khi sinh thiết.

  • Chụp tĩnh mạch có cản quang: Để làm rõ hình ảnh của một khối bất thường, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp sử dụng thuốc cản quang. Tuy nhiên phương pháp kiểm tra này chống chỉ định với bệnh nhân suy chức năng gan nặng, suy thận nặng, sốt cao mất nước nặng, dị ứng thuốc cản quang.

ung-thu-bang-quang

Những phương pháp nào có thể được sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang?

Khi thực hiện các kỹ thuật để kiểm tra mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định cho người bệnh sử dụng phương pháp phù hợp để điều trị bệnh viêm bàng quang. Thực hiện phương pháp nào còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân. Các phương pháp bao gồm:

Phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang

  • Là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. 

  • Các phẫu thuật bao gồm: cắt bỏ bàng quang bán phần, cắt bỏ bàng quang triệt để, cắt bỏ các hạch lân cận, cắt bỏ một phần niệu đạo...

  • Ưu điểm của phương pháp này ít xâm lấn, hạn chế mất máu và tổn thương các mô lành, giúp điều trị triệt căn bướu bàng quang ở giai đoạn sớm cho nhiều người bệnh.

Hóa trị

  • Sử dụng phương pháp đưa thuốc vào để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

  • Đưa hóa chất vào cơ thể để chống lại tế bào ung thư, giảm bớt kích thước u tạo thuận lợi cho phẫu thuật hoặc xạ trị. 

  • Hóa trị có nhiều độc tính nên sức khỏe của mỗi bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định có sử dụng phương pháp này hay không.

Xạ trị

  • Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử bằng việc sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc giữ cho chúng không phát triển.

  • Tác dụng của xạ trị giúp chữa trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh ung thư.

  • Đối tượng sử dụng là dành cho những người không thể đáp ứng phuong pháp điều trị bằng phẫu thuật.

Ung thư bàng quang là căn bệnh rất dễ tái phát vì thế nếu sau quá trình điều trị mà người bệnh cần tránh và hạn chế những yếu tố có thể dẫn đến tái phát.

Ở bài chia sẻ trên nhà trường đã chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về bệnh Ung thư bàng quang. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn biết rõ hơn về căn bệnh ung thư nguy hiểm này. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các hướng dẫn và chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.