Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Chlorpropamide điều trị tiểu đường tuýp 2 có tốt không?


Chlorpropamide có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, do đó thuốc được chỉ định điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén, viên nén bao phim.

Chlorpropamide là thuốc gì?

Chlorpropamide thuộc nhóm thuốc Sulfonylureas. Theo các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Y dược TPHCM, Chlorpropamide có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giải phóng insulin tự nhiên trong cơ thể người  bệnh. Do đó, thuốc Chlorpropamide được chỉ định điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thành phần chính của thuốc là Chlorpropamide. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén, viên nén bao phim với hàm lượng là 100mg và 250mg.

Chlorpropamide-1

Chlorpropamide được chỉ định điều trị tiểu đường tuýp 2.

Tác dụng của thuốc Chlorpropamide

Thuốc Chlorpropamide làm giảm đường huyết chủ yếu là do kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết insulin nội sinh. Tác dụng hạ đường huyết của Chlorpropamide thường xuất hiện trong vòng 1 giờ, đạt hiệu quả cao nhất trong 3 - 6 giờ và còn tồn tại trong vòng 24 giờ. Do đó, thuốc được chỉ định điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể thao thích hợp.

Việc kiểm soát lượng đường cao trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, hoại tử và các vấn đề về chức năng tình dục. Ngoài ra, còn làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều dùng và cách dùng thuốc Chlorpropamide

*Liều dùng:

Liều dùng Chlorpropamide được bác sĩ chỉ định đối với từng trường hợp như sau:

- Liều dùng đối với người lớn bị tiểu đường tuýp 2:

  • Liều khởi đầu: dùng 250mg/lần mỗi ngày và uống sau bữa ăn sáng.
  • Liều duy trì: từ 100 - 500mg chia thành 1 - 2 lần uống. Sau từ 5 - 7 ngày điều trị ban đầu, ng độ máu của chlorpropamide đạt mức ổn định, có thể điều chỉnh liều dùng tăng hoặc giảm, tuy nhiên không vượt quá 50-125mg trong vòng 3-5 ngày để kiểm soát tối ưu.

- Liều dùng đối với người cao tuổi bị tiểu đường tuýp 2: liều khởi đầu là 100 - 250mg uống 1 lần/ngày sau bữa ăn sáng.

Đối với trẻ em, hiện vẫn chưa có nghiên cứu và xác định. Do đó, phụ huynh cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

*Cách dùng:

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ (dược sĩ). Tuyệt đối không được bỏ liều hoặc uống quá liều vì có thể làm gia tăng tình trạng bệnh hoặc các tai biến nguy hiểm.

- Triệu chứng thường gặp khi uống quá liều: Uống quá liều Chlorpropamide có thể dẫn tới hạ glucose huyết, người bệnh sẽ có cảm giác bồn chồn, cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi, giảm thân nhiệt, khó tập trung, liên tục buồn nôn, đau bụng. Người bệnh cũng có biểu hiện kích động, nhịp tim nhanh bất thường, lên cơn động kinh, mệt mỏi và thị giác thay đổi…

- Điều trị trường hợp uống thuốc quá liều: Đối với trường hợp nhẹ có thể điều trị huyết áp bằng cách cho bệnh nhân ăn 1 viên đường glucose hoặc nước hoa quả...Trường hợp nặng, cần phải kịp thời cấp cứu. Các các bác sĩ sẽ tiêm truyền dung dịch ưu trương glucose 50%, sau đó tiếp tục truyền dung dịch glucose 10% với tốc độ có thể duy trì glucose huyết ở mức trên 5,6mmol/l.

Tác dụng phụ của thuốc Chlorpropamide

Thuốc Chlorpropamide có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần kịp thời gặp bác sĩ khi gặp các triệu chứng sau đây:

- Phản ứng toàn thân: người bệnh có biểu hiện buồn ngủ, bị phù mặt , phù tay hoặc cổ chân, có dấu hiệu nổi phát ban trên da,…

- Dị ứng da nặng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vùng trên của cơ thể) và gây phồng rộp,bong tróc.

- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét.

- Xuất hiện tình trạng ứ mật trong gan, enzym gan cao, vàng da hoặc mắt.

- Suy tim sung huyết với các triệu chứng khó thở, thở nông, thường gặp ở những người có tiền sử bệnh tim.

- Rối loạn chuyển hóa, bệnh nhân bị hạ glucose máu, có thể phù nề kèm giảm natri huyết, có thể do tăng hoạt tính của hormon chống lợi tiểu.

Thận trọng dùng thuốc Chlorpropamide khi nào?

Khi dùng thuốc Chlorpropamide cần thận trọng với các trường hợp sau đây:

- Thận trọng dùng thuốc Chlorpropamide đối với bệnh nhân bị bệnh thận và bệnh gan, vì có thể làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết. Những người cao tuổi, yếu ớt hoặc thiếu dinh dưỡng, thiểu năng tuyến thượng thận hoặc tuyến yên thường rất nhạy cảm với giảm glucose huyết của các thuốc chống đái tháo đường.

- Đối với những người có tiền sử bệnh tim cũng cần thận trọng khi dùng Chlorpropamide. Đặc biệt, những người suy dinh dưỡng, một số loại thuốc trị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng. Do đó, cần xin chỉ định của bác sĩ khi dùng Chlorpropamide.

- Không dùng thuốc Chlorpropamide nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Nếu dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, cần xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ).

- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, không nên dùng thuốc Chlorpropamide vì thuốc có thể gây dị dạng và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Insulin thường được lựa chọn trong điều trị đái tháo đường khi mang thai.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM ««<

Chlorpropamide-2

Thận trọng khi dùng Chlorpropamide với người bị bệnh thận và gan...

Khả năng tương tác của thuốc Chlorpropamide

Khi kết hợp hoặc dùng đồng thời Chlorpropamide với một số loại thuốc khác có thể làm thay đổi hiệu quả hoặc làm gia tăng các tác dụng phụ. Do đó, cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

- Kết hợp Chlorpropamide và Allopurinol: Có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết do ức chế tiết clorpropamid ở ống thận. Ngoài ra, nguy cơ này cũng có thể xảy ra nếu dùng đồng thời với Steroid tăng dưỡng và Androgen.

- Không kết hợp với các thuốc chống đông máu, dẫn xuất coumarin và indandion vì có thể làm tăng nồng độ của cả thuốc chống đông máu và sulfonylurê trong huyết tương ở giai đoạn đầu. Nếu tiếp tục điều trị có thể làm giảm nồng độ thuốc chống đông máu trong huyết tương và tăng chuyển hóa của sulfonylurê ở gan.

- Kết hợp với Ketoconazol, miconazol sẽ làm giảm chuyển hóa của sulfonylurea, dẫn đến hạ đường huyết nặng.

- Các thuốc chống viêm không steroid, cloramphenicol, clofibrate, các chất ức chế monoamine oxidase, probenecid, salicylat, sulfonamid làm tăng nguy cơ hạ đường huyết do đẩy sulfonylurê ra khỏi liên kết với protein huyết thanh.

- Ngoài ra, không uống rượu khi dùng thuốc Chlorpropamide có thể dẫn tới tình trạng co cứng cơ bụng, buồn nôn, nhức đầu, tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Thông tin về thuốc Chlorpropamide mới dừng ở mức khái quát, để biết thêm các thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên khoa của trường theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Tp. Hồ Chí Minh

- 4A, 6A, 8A Nguyễn Thái Sơn - Phường 3 - Quận Gò Vấp - TP. HCM.

- Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0899 955 990 - 0969 955 990

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/