Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cotrimoxazol - Công dụng và cách dùng trong điều trị nhiễm khuẩn


Cotrimoxazol được chỉ định điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu...Thuốc được bào chế theo dạng viên nén, hỗn dịch và dung dịch tiêm tĩnh mạch.

Cotrimoxazol là thuốc gì?

Cotrimoxazol (còn gọi là Sulfamethoxazole and trimethoprim) thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Theo các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Y Hà Nội, thuốc Cotrimoxazol được chỉ định điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Đây là một loại thuốc kết hợp, gồm có trimethoprim và sulfamethoxazole (là kháng sinh nhóm sulfonamide). Cotrimoxazol có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Tuy nhiên, không có tác dụng diệt các loại virus có thể gây cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm virus khác.

Cotrimoxazol-1

Cotrimoxazol được chỉ định điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.

Thành phần của thuốc gồm Sulfamethoxazole, Trimethoprim, được bào chế theo dạng viên nén, hỗn dịch và dung dịch tiêm tĩnh mạch. Hàm lượng được quy định như sau:

  • Dạng viên nén: Tỉ lệ các chất Sulfamethoxazole và trimethoprim là 5:1
  • Cotrimoxazol dạng hỗn dịch: Mỗi 1ml chứa 40mg Sulfamethoxazole và 8 mg trimethoprim.
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Gồm lọ 10ml và 30ml, hàm lượng Sulfamethoxazole và trimethoprim là 80mg/kg và 16mg/kg.

Tác dụng của thuốc Cotrimoxazol

Thuốc Cotrimoxazol được chỉ định điều trị các trường hợp sau đây:

- Điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn hệ thống sinh dục, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường bài tiết…

- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp gồm viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm tai ngoài.

- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về nhiễm khuẩn hệ thống tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đường ruột, thành ruột cấp hoặc mãn tính.

> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng thuốc Cotrimoxazol

*Liều lượng:

- Liều dùng đối với người lớn:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: dùng 160mg trimethoprim và 800mg sulfamethoxazole, uống cách nhau 12 giờ và duy trì điều trị trong 10 - 14 ngày.
  • Điều trị viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis: dùng 15-20 mg/kg/ngày (trimethoprim) để uống hoặc tiêm tĩnh mạch từ 3-4 lần và tiêm cách nhau từ 6- 8 giờ.
  • Điều trị viêm phế quản: đối với đợt cấp của viêm phế quản mãn tính dùng 160mg- 800mg trimethoprim và sulfamethoxazole uống cách nhau 12 giờ và duy trì trong 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: dùng 160mg trimethoprim và 800mg sulfamethoxazole uống cách nhau 12 giờ duy trì trong 5 ngày.

- Liều dùng đối với trẻ em:

  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: dùng hai lần sáng và tối với liều lượng mỗi lần là hai thìa đo liều 5ml;
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuần tuổi: cũng dùng hai lần sáng và tối, liều lượng mỗi lần là 1 thìa đo liều 5ml;
  • Trẻ em từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi: dùng hai lần sáng và tối,liều lượng mỗi lần là một thìa đo liều 2,5ml.

*Cách dùng thuốc Cotrimoxazol:

Với dạng viên nén và hỗn dịch được dùng theo đường uống. Thuốc Cotrimoxazol được dùng 2 lần mỗi ngày nhưng có thể tăng liều lên 4 lần mỗi ngày khi được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng phổi nặng.

Trước mỗi lần uống thuốc dạng hỗn dịch cần lắc kỹ thuốc để pha trộn đều các hoạt chất trong lọ.

Ngoài ra, nên dùng thuốc Cotrimoxazol cho đến hết liệu trình điều trị đã được bác sĩ (dược sĩ) chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc, bỏ liều sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn sẽ trở nên kháng với thuốc kháng sinh.

Tác dụng phụ của thuốc Cotrimoxazol

Dùng thuốc Cotrimoxazol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần kịp thời gặp bác sĩ nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện buồn nôn và nôn mửa;
  • Có thể có cảm giác chán ăn;
  • Xuất hiện các phản ứng dị ứng ngoài da;
  • Nồng độ kali cao trong máu.
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp gồm rối loạn tiêu hóa, viêm miệng, ù tai, hội chứng Stevens - Johnson, Lyell, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính hoặc giảm tiểu cầu.

Những lưu ý khi dùng thuốc Cotrimoxazol

Khi dùng thuốc Cotrimoxazol cần thận trọng với những trường hợp sau đây:

- Thận trọng khi dùng thuốc với các bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc gặp các vấn đề khác về gan, dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng.

- Người dị ứng với thành phần của thuốc bao gồm cả dạng viên nén, hỗn dịch, kể các có biểu hiện dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào cần phải xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

- Bệnh nhân có tiền sử bị giảm tiểu cầu do sulfonamid hoặc trimethoprim, thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu folate, phenylceton niệu (PKU, một bệnh di truyền, bệnh nhân cần thực hiện một chế độ ăn đặc biệt để ngăn chặn tình trạng chậm phát triển tâm thần), tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

- Thận trọng đối với người có tiền sử dị ứng nặng như hen suyễn, mắc virus suy giảm miễn dịch của người (HIV), rối loạn chuyển hóa porphyrin (một bệnh di truyền về máu có thể gây ra vấn đề về da hoặc hệ thần kinh), bệnh tuyến giáp, thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G-6-PD).

- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nên xin chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để tráng các phản ứng phụ có nguy cơ xảy ra.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Cotrimoxazol-2

Cotrimoxazol có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác.

Khả năng tương tác của thuốc Cotrimoxazol

Thuốc Cotrimoxazol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các thuốc khác, thậm chí gia tăng tác dụng phụ nếu dùng đồng thời với các loại thuốc khác. Chính vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Một số thuốc có nguy cơ tương tác với Cotrimoxazol gồm: Acyclovir, Amlodipine, Atenolol, Lisinopril, Ciprofloxacin, Fluconazole, Metronidazole, Valganciclovir.

Những thông tin về thuốc Cotrimoxazol mới dừng ở mức khái quát, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ (dược sĩ), hoặc liên hệ với Cao đẳng Y Hà Nội theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/