Cytarabine là loại thuốc được chỉ định trong điều trị các loại bệnh ung thư khác nhau. Ngoài ra, Cytarabine còn được phối hợp với các loại thuốc khác trong điều trị bệnh bạch cầu cấp thể tủy ở người lớn và trẻ em.
Cytarabine là thuốc gì?
Cytarabine thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Do đó, Cytarabine được chỉ định điều trị các loại bệnh ung thư khác nhau. Cytarabine là một loại thuốc hóa trị hoạt động bằng cách làm chậm hoặc làm ngừng sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Thành phần của thuốc là Cytarabine, được bào chế theo dạng bột pha tiêm với các hàm lượng gồm 100mg, 500mg, 1g hoặc 2g bột đông khô Cytarabine đã được đã tiệt khuẩn để pha tiêm. Nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% được dùng pha tiêm.
Thuốc Cytarabine được chỉ định trong điều trị các bệnh ung thư.
Tác dụng của thuốc Cytarabine
Thành phần của thuốc là Cytarabine (Ara-C), chất tương tự desoxycortison nucleoside là một chất chuyển hóa. Cytarabine có tác dụng hóa trị liệu chống ung thư thông qua cơ chế đặc hiệu với pha S của quá trình phân chia tế bào hoạt động và ức chế tổng hợp DNA kèm theo tác dụng kìm hãm hoặc diệt tế bào ung thư.
Ngoài công dụng điều trị các loại bệnh ung thư, Cytarabine còn có thể phối hợp với các thuốc khác như thioguanine và doxorubicin hay daunorubicin để điều trị bệnh bạch cầu cấp thể tủy ở người lớn và trẻ em.
Ngoài ra, Cytarabine cũng được chỉ định cho các bệnh bạch cầu cấp khác (bệnh bạch cầu cấp dòng lympho bào và giai đoạn cấp của bệnh bạch cầu mạn thể tủy). Biện pháp tiêm tủy sống có thể phòng và điều trị bệnh bạch cầu màng não. Liều cao được chỉ định để điều trị một số trường hợp đặc biệt bệnh bạch cầu kháng thuốc với liều thông thường.
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
- Clarinase Repetab là thuốc gì? Cách dùng thế nào?
- Dùng Clamoxyl điều trị nhiễm trùng đường hô hấp có tốt không?
Liều lượng và cách dùng thuốc Cytarabine
Liều dùng Cytarabine được bác sĩ (dược sĩ) chỉ định tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Có thể dùng Cytarabine theo đường tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục hay cách đoạn, tiêm dưới da hoặc tiêm trong ống sống.
* Liều dùng thuốc Cytarabine đối với người lớn:
- Điều trị thuyên giảm bệnh bạch cầu cấp:
- Liều đơn trị liệu thường dùng là 6 mg/kg hoặc 200mg/m2/ngày, duy trì liên tục trong 5 ngày, các đợt điều trị cách nhau 2 tuần. Khi kết hợp với các thuốc khác có thể truyền liên tục 2 - 6mg/kg/ngày (100 - 200mg/m2/ngày) hoặc chia thành 2 - 3 liều tiêm hay truyền tĩnh mạch, điều trị trong 5 - 10 ngày hay hàng ngày cho tới khi bệnh thuyên giảm.
- Liều duy trì thường được các bác sĩ tiêm bắp hoặc dưới da một liều 1 - 1,5 mg/kg cách nhau 1 - 4 tuần. Hoặc có thể mỗi tháng tiêm tĩnh mạch hay truyền liên tục 1mg - 6mg/kg hoặc 70 - 200mg/m2/ngày trong 2 - 5 ngày.
- Điều trị bệnh bạch cầu cấp khó chữa hoặc u lympho khó chữa: phác đồ điều trị liều cao với 2 - 3 g/m2 tiêm truyền tĩnh mạch trong 1 - 3 giờ, cách nhau 12 giờ và duy trì trong từ 2 đến 6 ngày. Dùng cytarabin liều cao phải rất cẩn thận và phải do thầy thuốc quen dùng phương pháp này.
- Điều trị bệnh bạch cầu màng não: liều dùng phổ biến là tiêm trong ống sống 30mg/m2/lần, cách nhau 4 ngày, tới khi dịch não tủy trở lại bình thường thì bổ sung thêm 1 liều. Ðể tiêm trong ống sống không dùng dung dịch pha loãng chứa benzyl - alcohol.
* Liều dùng đối với trẻ em:
Liều dùng Cytarabine được khuyến cáo dùng đối với trẻ em như sau:
- Trẻ em dưới 1 tuổi: dùng 20mg;
- Trẻ 1-2 tuổi: dùng 30mg;
- Trẻ 2-3 tuổi: dùng 50mg;
- Trẻ trên 3 tuổi: dùng 70-75mg.
Trong thời gian điều trị cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu. Cần ngưng thuốc nếu số lượng giảm nhanh bất thường hoặc giảm xuống mức quá thấp (dưới 1000/mm3 đối với bạch cầu đa nhân trung tính và dưới 50.000/mm3 đối với tiểu cầu).
*Cách pha chế và sử dụng thuốc:
Chuyên gia từ Cao đẳng Y Dược Hà Nội chỉ cho bạn cách sử dụng để tiêm truyền, cần hòa tan Cytarabine trong dung dịch muối sinh lý như natri clorid 0,9% hoặc trong dung dịch glucose (dung dịch glucose 50 mg/ml). Tuyệt đối không dùng dung dịch tiêm truyền là benzyl - alcohol. Ngoài ra, hàm lượng cytarabine cuối cùng không được vượt quá 50mg/ml dung dịch truyền. Các dung dịch thuốc không có chất bảo quản này phải được dùng ngay.
Tác dụng phụ của thuốc Cytarabine
Thuốc Cytarabine cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Cần cấp cứu kịp thời hoặc xin chỉ định của bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Có biểu hiện sốt kèm theo nôn và đau đầu;
- Gặp vấn đề với tầm nhìn hoặc thính giác;
- Mất khả năng cử động bất kỳ bộ phận nào của cơ thể;
- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang;
- Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau nhức cơ thể, cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
- Da nhợt nhạt, cảm thấy mê sảng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, khó tập trung;
- Lú lẫn, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
- Động kinh (co giật);
- Đau hay rát khi đi tiểu;
- Cảm giác muốn ngất xỉu;
- Cảm thấy rất khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, đổ nhiều mồ hoặc da bị nóng và khô.
Những lưu ý khi dùng thuốc Cytarabine
- Cytarabine là thuốc ức chế mạnh tủy xương, do đó cần thận trọng với những người bệnh bị suy tủy từ trước do thuốc. Khi dùng Cytarabine cần phải được theo dõi chặt chẽ và kiểm tra số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu hàng ngày trong thời gian điều trị. Sau khi các tế bào non đã hết ở máu ngoại vi, phải thường xuyên làm tủy đồ. Đồng thời, chuẩn bị các phương án xử lý kịp thời các tai biến có thể dẫn đến tử vong do suy tủy.
- Thuốc Cytarabine cũng có thể gây tăng acid uric huyết do hủy nhanh các tế bào ung thư, do đó, cần phải giám sát acid uric - huyết của người bệnh.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<
Cần thận trọng dùng Cytarabine cho bệnh nhân suy tủy.
- Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan cần giảm liều dùng Cytarabine.
- Khi điều trị liều cao có thể dẫn tới nguy cơ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, đặc biệt đối với người bệnh đã điều trị từ trước bằng hóa chất qua tiêm ống sống hay đã được chiếu xạ. Do vậy, liều dùng khuyến cáo không được quá 2g/m2 mỗi lần, thời gian tiêm truyền từ 1-3 giờ và cách nhau 12 giờ trong 12 lần.
- Ngoài ra, cần tránh điều trị cytarabine đồng thời với truyền bạch cầu hạt vì sẽ gây suy hô hấp nặng.
- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, thuốc cytarabine rất độc với thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, không nên dùng thuốc hoặc xin chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, hiện vẫn chưa có dữ liệu tin cậy về lượng cytarabine trong sữa mẹ. Tuy nhiên do độc tính cao, không nên tiếp tục cho con bú trong thời gian đang điều trị bằng thuốc.
Khả năng tương tác của thuốc Cytarabine
Cytarabine có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác nếu người bệnh đang dùng đồng thời các loại thuốc khác. Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không dùng kết hợp với các loại thuốc khác nếu không được sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.
- Nếu dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc suy tủy kết hợp với Cytarabine có thể xảy ra hiệp đồng thuốc gây suy tủy mạnh hơn, do đó cần giảm liều.
- Một số trường hợp bệnh nhân tử vong do dùng đồng thời cyclophosphamide với cytarabine liều cao để chuẩn bị ghép tủy dẫn đến tăng bệnh cơ tim.
- Ngoài ra, Cytarabine cũng tương tác với một số loại vắc-xin gồm:
- Vắc-xin virus Adeno loại 4, sống;
- Vắc-xin virus Adeno loại 7, sống;
- Vắc-xin Bacillus Calmette và Guerin, sống;
- Vắc-xin virus Influenza, sống;
- Vắc-xin virus Bệnh sởi, sống;
- Vắc-xin virus Quai bị, sống;
- Vắc-xin Rubella, sống;
- Vắc-xin bệnh đậu mùa;
- Vắc-xin thương hàn;
- Vắc-xin virus Varicella;
- Vắc-xin sốt vàng.
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị nên bảo quản thuốc ở những nơi thoáng khí, tránh ánh sáng trực tiếp. Dung dịch đã pha có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng tới 48 giờ. Dung dịch chứa 20 và 50 mg/ml cytarabine dùng để tiêm trong ống sống được bảo quản trong các bơm tiêm bằng plastic ở 22,8 và -10oC, thuốc không bị phân hủy trong thời gian 1 tuần bảo quản ở những nhiệt độ này.
Những thông tin về thuốc Cytarabine mới dừng ở mức khái quát, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ (dược sĩ), hoặc liên hệ với Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/