Clarinase Repetab được chỉ định điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng và các loại bệnh cảm thông thường với các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mắt...Thuốc được bào chế theo dạng viên nén, với thành phần chính là Pseudoephedrine, Loratadine.
Clarinase Repetab là thuốc gì?
Thuốc Clarinase Repetab có thành phần chính gồm Pseudoephedrine, Loratadine. Theo các bác sĩ chuyên khoa Cao đẳng Y Hà Nội, thuốc Clarinase Repetab được chỉ định trong điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng và các bệnh cảm thông thường bao gồm các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt.
Thuốc Clarinase Repetab được điều chế theo dạng viên nén.
Clarinase Repetab được bào chế theo dạng viên nén. Thành phần trong mỗi viên vén gồm: Loratadine 5mg và Pseudoephedrine sulphate 120mg.
Tác dụng của thuốc Clarinase Repetab
Thuốc Clarinase Repetab được chỉ định trong điều trị trong các trường hợp sau đây:
- Giảm các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và chứng cảm lạnh thông thường bao gồm: nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa và chảy nước mắt.
- Clarinase Repetab được khuyến cáo sử dụng khi cần phối hợp tính chất kháng histamin của loratadine và chống sung huyết của Pseudoephedrine sulfate.
Liều dùng Clarinase Repetab
Liều dùng Clarinase Repetab tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ hoặc dược sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.
- Liều dùng Clarinase Repetab đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên Clarinase Repetab và uống 2 lần/ ngày.
- Liều thuốc Clarinase Repetab cho trẻ em: hiện tại vẫn chưa xác định được có nên sử dụng thuốc hay không. Do đó, phụ huynh cần xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) . Tuyệt đối, không được tự ý sử dụng bởi có thể gây nên một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
>> Có thể bạn đọc quan tâm:
- Cerebrolysin có được xem là “thần dược” bổ não không?
- Thuốc Ceporex chữa bệnh gì, cách dùng thế nào?
Thận trọng khi dùng Clarinase Repetab khi nào?
* Tác dụng phụ của thuốc Clarinase Repetab:
Clarinase Repetab cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện triệu chứng khô miệng;
- Các tác dụng phụ đi kèm với cả Clarinase Repetab và placebo là nhức đầu và buồn ngủ.
- Có cảm giác căng thẳng, lo lắng, cơ thể mệt mỏi và xuất hiện tình trạng hoa mắt; chóng mặt;
- Buồn nôn, đau bụng, đồng thời người bệnh cũng xuất hiện cảm giác chán ăn và khát nước;
- Nhịp tim đập nhanh hơn bất thường;
- Tình trạng viêm mũi và viêm họng, thậm chí chảy máu cam, kích ứng mũi...
- Cơ thể bị nổi phát ban hay có thể bị nổi mề đay;
- Có dấu hiệu bị tụt huyết áp và tăng mồ hôi;
- Đau mắt, đau tai, đau khớp;
- Những triệu chứng khác đi kèm như bị rụng tóc, thay đổi chức năng gan, sốc phản vệ,... những triệu chứng này được đánh giá là khá nguy hiểm.
* Thậm trong dùng Clarinase Repetab trong các trường hợp:
- Không dùng Clarinase Repetab đối với những bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc;
- Có triệu chứng dị ứng với các loại thuốc khác có cấu trúc hóa học tương tự Clarinase Repetab;
- Clarinase Repetab cũng chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO hay trong vòng 14 ngày sau khi ngưng thuốc;
- Chống chỉ định với bệnh nhân glaucoma góc hẹp, bí tiểu, cao huyết áp nặng, bệnh động mạch vành nặng và cường giáp;
- Cũng không dùng Clarinase Repetab với người bị loét dạ dày, tăng bạch cầu, tắc nghẽn cổ bàng quang, tăng nhãn áp, bệnh tim mạch hay bệnh đái tháo đường.
- Trường hợp người bệnh trên 60 tuổi và bệnh nhân suy thận cũng không dùng Clarinase Repetab, vì có khả năng xảy ra các tác dụng phụ gồm: lên cơn co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương, thậm chí tử vong;
- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, hiện các nghiên cứu vẫn chưa xác định tính an toàn khi dùng Clarinase Repetab trong giai đoạn thai kỳ. Do vậy, nên xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) trước khi dùng thuốc.
- Trường hợp quá liều: Lỡ dùng quá liều Clarinase Repetab, bệnh nhân cần kịp thời cấp cứu nếu xuất hiện các triệu chứng gồm:
- Bệnh nhân có biểu hiện từ ức chế thần kinh (buồn ngủ, ngưng thở, mất cảnh giác thần kinh, tím tái, ngất, trụy tim mạch) đến trạng thái kích thích như mất ngủ, ảo giác, run rẩy hay co giật, thậm chí tử vong.
- Bệnh nhân cũng có thể sợ ánh sáng, kích động.
- Tim đập nhanh.
- Buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi…
- Nhiều bệnh nhân có thể xuất hiện chứng loạn tâm thần nhiễm độc với hoang tưởng và ảo giác.
- Cũng có bệnh nhân bị loạn nhịp tim, trụy tim mạch, co giật, ngất và suy hô hấp.
Khả năng tương tác của thuốc Clarinase Repetab
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<
Thuốc Clarinase Repetab được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng.
- Khi dùng thuốc Clarinase Repetab đồng thời với kétoconazole, érythromycine hay cimétidine trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng khiến nồng độ của loratadine trong huyết tương gia tăng,
- Cần thận trọng khi dùng chung với các thuốc khác có tác dụng ức chế chuyển hóa gan ngoại trừ đã nghiên cứu xác định rõ ràng tương tác thuốc.
- Khi dùng thuốc giống giao cảm cho những bệnh nhân đang sử dụng IMAO có thể gây ra những cơn tăng huyết áp.
- Tương tác thuốc với các xét nghiệm: ngưng dùng các thuốc kháng histamin khoảng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm trên da do các thuốc này có thể ngăn cản hay làm yếu đi các phản ứng dương tính với các chất chỉ thị có hoạt tính trên da.
- Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ khi dùng cùng với những thực phẩm, bia/ rượu. Do đó, không được tùy tiện dùng chung thuốc với các thực phẩm hoặc chất kích thích được các nhà khoa học khuyến cáo không dùng chung.Trước khi dùng nên xin ý kiến chỉ định của bác sĩ (dược sĩ).
Những thông tin trên về thuốc Clarinase Repetab mới dừng ở mức khái quát. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Clarinase Repetab xin liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]