Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cycloserin có tác dụng thế nào trong điều trị bệnh lao?


Cycloserin là kháng sinh được chỉ định trong điều trị bệnh lao kháng thuốc. Ngoài ra, Cycloserin cũng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén và viên nang với thành phần chính là Cycloserin.

Cycloserin là thuốc gì?

Cycloserin là kháng sinh được tách ra từ Streptomyces orchidaceus hoặc Streptomyces garyphalus, được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Thuốc Streptomyces được chỉ định trong điều trị bệnh lao kháng thuốc (dùng kết hợp với các loại thuốc lao khác).

Ngoài ra, Cycloserin cũng được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (chỉ dùng khi các thuốc hiệu quả hơn và ít độc hơn có chống chỉ định và vi khuẩn gây bệnh được chứng minh có nhạy cảm với Cycloserin).

Cycloserin-1

Cycloserin là kháng sinh được chỉ định trong điều trị bệnh lao kháng thuốc.

Thành phần của thuốc là Cycloserin, được bào chế theo dạng viên nén (125mg, 250mg), viên nang (hàm lượng là 125mg, 250mg).

Tác dụng của thuốc Cycloserin

Cycloserin được chỉ định trong điều trị bệnh lao kháng thuốc nhờ cấu trúc giống acid amin D-alanin, vì thế Cycloserin ức chế các phản ứng trong đó D-alanin tham gia tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Trong môi trường không có D-alanin, cycloserin sẽ ức chế sự phát triển của chủng Enterococcus, escherichia coli, staphylococcus aureus, nocardia và chlamydia in vitro.

Cycloserin có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy theo nồng độ của thuốc tại vị trí tổn thương và tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc Cycloserin cũng được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (chỉ dùng khi các thuốc hiệu quả hơn và ít độc hơn có chống chỉ định và vi khuẩn gây bệnh được chứng minh có nhạy cảm với Cycloserin). Tuy nhiên, Cycloserin không hiệu quả đối với các bệnh nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm).

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều dùng và cách dùng thuốc Cycloserin

Liều dùng Cycloserin sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

*Liều dùng đối với người lớn:

Liều khởi đầu là 250mg/lần, uống cách nhau 12 giờ, điều trị duy trì trong hai tuần đầu. Sau đó, có thể tăng liều theo nồng độ thuốc trong máu đến khi có thể đáp ứng, liều tối đa là 500mg chia thành 1 hoặc 2 lần và uống cách nhau 12 giờ. Liều hàng ngày cao nhất là 15 - 20mg/kg.

*Liều dùng đối với trẻ em:

Liều dùng khởi đầu đối với trẻ em là 10mg/kg thể trọng mỗi ngày và điều chỉnh liều theo nồng độ thuốc trong máu và khả năng đáp ứng của thuốc.

Trong quá trình điều trị cần cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu, đặc biệt đối với những bệnh nhân suy thận hoặc khi dùng liều vượt quá 500mg/ngày hay có dấu hiệu ngộ độc.

Tác dụng phụ của thuốc Cycloserin

Cycloserin có thể gây ra một số tác dụng phụ không muốn. Tác dụng phụ thường gặp nhất là hệ thần kinh trung ương, thường xuất hiện nhiều trong hai tuần điều trị đầu tiên và mất đi khi ngưng thuốc.

Cần kịp thời xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Bệnh nhân xuất hiện các phản ứng dị ứng gồm khó thở, co thắt cổ họng, sưng môi và lưỡi, thậm chí sưng cả mặt, nổi phát ban trên da;
  • Xuất hiện tình trạng co giật, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc uống rượu trong quá trình uống thuốc;
  • Có cảm giác tê, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân ;
  • Nổi mẩn trên da;
  • Lú lẫn hoặc có hành vi bất thường;
  • Người bị run;
  • Nhức đầu và có biểu hiện chóng mặt
  • Buồn ngủ;
  • Thường xuyên có cảm giác khó chịu;
  • Khả năng nói chuyện trở nên khó khăn;
  • Có biểu hiện thay đổi tâm tính, kích thích, trở nên hung dữ, thậm chí có ý định tự tử.

Thận trọng khi dùng thuốc Cycloserin khi nào?

Trong quá trình điều trị cần theo dõi bệnh nhân, nhất là trong hai tuần đầu điều trị ở bệnh nhân dùng liều 500mg/ngày, vì có khoảng 30% người bệnh dùng thuốc có tai biến phụ về thần kinh.

Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận và những người có biểu hiện nhiễm độc cần định lượng nồng độ Cycloserin trong huyết tương mỗi tuần một lần ở người bệnh dùng 500mg/ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Tiến hành các xét nghiệm về gan, thận và huyết học thường xuyên trong quá trình cho bệnh nhân dùng Cycloserin. Qua đó, giảm liều hoặc giảm số lần dùng thuốc khi bệnh nhân suy thận có triệu chứng nhiễm độc cấp.

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, hiện vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu xác định rủi ro khi dùng Cycloserin trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Khả năng tương tác của thuốc Cycloserin

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Cycloserin-2

Cycloserin có thể gây ra tác dụng phụ với hệ thần kinh trung ương.

Thuốc Cycloserin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác.Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc nên xin ý kiến chỉ định của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc.

Cycloserin có khả năng làm tăng tác dụng của rượu và phenytoin. Đặc biệt, tác dụng không mong muốn của Cycloserin tăng lên đối với hệ thần kinh trung ương khi dùng phối hợp với các loại thuốc isoniazid và ethionamid.

Cycloserin cũng có tính đối kháng với pyridoxin và làm tăng thải trừ pyridoxin ở thận, nhu cầu pyridoxin có thể tăng ở bệnh nhân dùng pyridoxin.

Để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị cũng cần bảo quản thuốc đúng nơi quy định, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp. Cycloserin bền vững trong môi trường kiềm, nhưng bị phân hủy nhanh chóng trong môi trường trung tính hoặc axit.

Những thông tin về thuốc Cycloserin mới dừng ở mức khái quát, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ (dược sĩ), hoặc liên hệ với Cao đẳng Y Dược Hà Nội theo địa chỉ:

 

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/