Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dùng thuốc Cromolyn điều trị dự phòng hen suyễn có tốt không?


Cromolyn được chỉ định trong điều trị bệnh tế bào mast, phòng ngừa các triệu chứng của bệnh hen suyễn, co thắt phế quản do gắng sức hoặc dị ứng. Thuốc được bào chế thành dạng xịt khí dung dịch, bình xịt khí dung qua mũi, dạng nang, bột hít...

Cromolyn là thuốc gì?

Cromolyn thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn cảm. Theo các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Y dược HN, thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh tế bào mast, có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nổi mẩn đỏ dưới da. Với Cromolyn dạng hít được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hen suyễn, co thắt phế quản do gắng sức hoặc dị ứng.

cromolyn-1

Cromolyn được chỉ định điều trị bệnh tế bào mast...

Thành phần chính của thuốc là Natri Cromolyn, được bào chế theo dạng xịt khí dung dịch, bình xịt khí dung qua mũi, bình phun mù, dạng nang, bột hít, dung dịch để tra mắt.

Công dụng của thuốc Cromolyn

Cromolyn có tác dụng bảo vệ dưỡng bào khỏi các phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể typ lgE gây ra, đồng thời ngăn không cho giải phóng các chất trung gian phản vệ như histamin, leucotrien. Chính vì vậy, thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh gồm:

  • Bệnh tế bào mast, có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nổi mẩn đỏ dưới da.
  • Cromolyn dạng hít còn có tác dụng trong điều trị dự phòng hen ở trẻ em, phòng các cơn co thắt phế quản do gắng sức hay do khí lạnh.
  • Cromolyn dạng nhỏ mắt có tác dụng trong điều trị một số bệnh về dị ứng mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc…)

Cromolyn không có tác dụng trực tiếp chống viêm hay kháng histamin và tác dụng gây giãn phế quản là không đáng kể. Do đó, cần xin chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi dùng.

> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều dùng và cách dùng thuốc Cromolyn

Liều dùng thuốc Cromolyn tùy thuộc vào từng đối tượng, tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng cụ thể.

*Liều dùng với người lớn:

- Đối với Cromolyn dạng uống:

  • Liều dùng đối với bệnh tế bào mast: uống 200mg Cromolyn, chia thành 4 lần/ngày. Thời điểm uống trước bữa ăn 30 phút. Liều có thể tăng lên đến 40 mg/kg/ngày nếu không kiểm soát được các triệu chứng trong vòng 2-3 tuần.
  • Người bị viêm ruột, dị ứng thực phẩm: uống 200mg chia thành 4 lần/ngày. Liều lượng có thể tăng lên gấp đôi nếu không đạt hiệu quả trong vòng từ 2 -3 tuần, tuy nhiên liều lượng không được vượt quá 400mg mỗi ngày.

- Cromolyn dạng hít:

  • Liều dùng ngăn ngừa hen phế quản: dùng 4 lần/ngày, nếu dùng ngăn ngừa hen do vận động gắng sức, các chất ô nhiễm không khí hoặc tiếp xúc với hóa chất dùng thuốc 10-15 phút (không quá 1 tiếng) trước khi vận động hoặc tiếp xúc.

- Cromolyn dạng nhỏ mắt:  dùng 4 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quá trình điều trị có thể kéo dài trong vòng 3 tháng.

*Liều dùng đối với trẻ em: dùng Cromolyn theo đường uống được quy định về liều lượng như sau:

- Trẻ bị bệnh tế bào mast:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: không khuyến dùng thuốc này.
  • Trẻ từ 2-12 tuổi: dùng 100mg chia thành 4 lần/ngày, liều lượng không vượt quá 40 mg/kg/ngày và uống 30 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Trẻ trên 12 tuổi: có thể dùng như người lớn với liều dùng là 200mg chia thành 4 lần/ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. Trường hợp tăng liều không quá 40 mg/kg/ngày nếu triệu chứng không giảm trong 2-3 tuần.

- Viêm ruột và dị ứng thực phẩm:

  • Trẻ từ 2 - 12 tuổi: dùng 100mg chia thành 4 lần/ngày, liều dùng có thể tăng gấp đôi nếu hiệu quả không đạt yêu cầu trong 2-3 tuần nhưng không vượt quá 40mg/kg/ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi: dùng 200mg cũng chia thành 4 lần/ngày và có thể tăng liều gấp đôi liều nếu hiệu quả không đạt yêu cầu nhưng không vượt quá 400mg/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Cromolyn

Thuốc Cromolyn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần kịp thời xin chỉ định của bác sĩ nếu gặp bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào, bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Thuốc Cromolyn có thể khiến bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, đau phần khớp hoặc có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ;
  • Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng yếu cơ, mệt mỏi, sưng ở phần mắt cá chân hoặc ở chân.
  • Thuốc có thể gây ra một số phản ứng dị ứng gồm: cảm giác ngứa ngáy, sưng phần mặt, lưỡi hoặc cổ họng, nổi phát ban trên da, thậm chí gây khó thở, chóng mặt.
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp gồm: có thắt phế quản, thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở phổi, viêm tuyến mang tai, khó tiểu tiện.

Thận trọng khi dùng thuốc Cromolyn khi nào?

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

cromolyn-2

Cromolyn được bào chế thành nhiều dạng khác nhau.

Trước khi dùng thuốc Cromolyn cần thận trọng với những trường hợp sau đây:

- Thuốc Cromolyn không có tác dụng trong điều trị các cơn hen cấp.

- Cần đặc biệt thận trọng khi dùng dạng xông có định liều cho người bị bệnh mạch vành hoặc có tiền sử loạn nhịp tim vì Cromolyn có chất tạo lực đẩy.

- Đối với bệnh nhân tiểu đường, thuốc cromolyn có thể khiến một số xét nghiệm glucose nước tiểu bị sai lệch.

- Cũng cần thận trọng khi ngừng dùng cromolyn, đặc biệt là đối với bệnh nhân đã giảm liều uống steroid sau khi bắt đầu dùng cromolyn.

- Cần dừng cromolyn khi tiến hành test kích thích phế quản với methacholine trước 24 giờ.

- Khi dùng dung dịch Cromolyn không được đeo kính áp tròng. Ngừng thuốc nếu có thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở phổi.

- Cromolyn có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt. Đặc biệt, những ảnh hưởng này có thể tồi tệ hơn nếu bạn uống thuốc cùng với rượu hoặc các loại thuốc nhất định.

- Không dùng Cromolyn nếu có tiền sử co giật, hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.

Những thông tin về thuốc Cromolyn mới dừng ở mức khái quát, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ (dược sĩ), hoặc liên hệ với Cao đẳng Y dược HN  theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/