Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thận trọng khi dùng kháng sinh Cefaclor điều trị nhiễm khuẩn


Là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin, thuốc Cefaclor được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, hô hấp dưới, viêm xoang, viêm niệu đạo do lậu cầu...

Thuốc Cefaclor có tác dụng gì?

Cefaclor là một loại kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin có phổ kháng khuẩn, được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi gây ra do S.pneumoniae, H.influenzae, S.pyogenes và M.catarrhalis.

Cefaclor-1

Cefaclor là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin.

- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, kể cả viêm họng và viêm amidan gây ra do S.pyogenes và M.catarrhalis.

- Viêm tai giữa do S.pneumoniae, H.influenzae, Staphylococci, S.pyogenes và M.catarrhalis.

- Điều trị viêm xoang.

- Viêm niệu đạo do lậu cầu.

- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da do S.aureus và S.pyogenes.

- Nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm viêm bể thận và viêm bàng quang do vi khuẩn E.coli, P.mirabilis, Klebsiella spp và tụ cầu coagulase âm tính. Kháng sinh Cefaclor có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu cấp và mãn tính.

Kháng sinh Cefaclor được bào chế theo dạng viên nang, viên nang cứng với hàm lượng là 250mg và 500mg; viên nén bao phim giải phóng chậm hàm lượng là 375mg và 500mg; hỗn dịch thuốc uống hàm lượng là 125mg/5ml, 187mg/5ml, 250mg/5ml, 375mg/5ml; thuốc viên nhai hàm lượng 125mg, 187mg, 375mg.

>>> Thông tin về các loại thuốc khác có thể bạn quan tâm:

Liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefaclor

* Cách dùng:

Kháng sinh Cefaclor có thể được dùng theo đường uống, thời gian dùng mỗi lần cách nhau từ 8 -12 giờ. Trường hợp khó chịu ở dạ dày có thể dùng kháng sinh Cefaclor kèm với thức ăn.

Đối với thuốc được bào chế dạng viên nén, viên nang trước khi uống cần xin chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Đồng thời, cần phải kiểm tra thuốc bằng mắt thường để tránh trường hợp thuốc bị đóng cặn hay biến đổi màu sắc. Nếu như phát hiện thấy tình trạng này cần ngưng sử dụng thuốc.

Kháng sinh Cefaclor chỉ hoạt động hiệu quả khi được dùng liều lượng thuốc và duy trì ở mức độ ổn định. Bởi vậy, người bệnh nên dùng thuốc vào những khoảng thời gian phù hợp và cân đối.

* Liều dùng:

Liều dùng đối với kháng sinh Cefaclor được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó, tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hay dược sĩ.

- Liều dùng đối với người lớn:

Liều thường dùng là 250mg Cefaclor, thời gian cách nhau 8 giờ/lần.

  • Điều trị viêm phổi và viêm phế quản: liều thường dùng là 250mg, uống 3 lần mỗi ngày, thời gian cách nhau thường là 8 giờ/lần.
  • Điều trị viêm xoang: liều thường dùng là 250mg, dùng 3 lần/ngày và duy trì điều trị trong 10 ngày.
  • Với trường hợp bệnh trầm trọng hơn (viêm phổi) hoặc nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác ít nhạy cảm hơn cần điều chỉnh tăng liều gấp đôi liều thường dùng.
  • Điều trị viêm niệu đạo cấp do lậu cầu ở nam và nữ giới, liều thường dùng là 3g uống một lần duy nhất phối hợp với 1g probenecid.

- Liều dùng đối với trẻ em:

Liều thường dùng đối với trẻ em là 20mg/kg thể trọng/ngày, khoảng cách dùng các liều là 8 giờ/lần.

  • Điều trị các trường hợp viêm phổi và viêm phế quản, liều thường dùng là 20mg/kg/ngày, chia thành 3 lần uống.
  • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn trầm trọng hơn thường gặp ở viêm tai giữa, nhiễm khuẩn do vi khuẩn ít nhạy cảm nên dùng liều 40mg/kg thể trọng/ngày và chia thành nhiều lần uống. Tuy nhiên, liều tối đa không quá 1g/ngày.

- Liều dùng đối với bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh giảm liều Cefaclor. Trong điều trị nhiễm khuẩn do Streptococcus tán huyết cần duy trì điều trị trong thời gian ít nhất là 10 ngày.

Các tác dụng phụ của kháng sinh Cefaclor

Kháng sinh Cefaclor có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó cần kịp thời gọi bác sĩ hoặc cấp cứu nếu phát hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

- Xuất hiện các phản ứng quá mẫn, đã được báo cáo xuất hiện khoảng 1,5% trong số các bệnh nhân. Các triệu chứng thường là nổi ban dạng sởi, ngứa ngáy, nổi mề đay, phản ứng Coombs dương tính xảy ra với tỷ lệ thấp chưa đến 1/200 trường hợp.

- Các phản ứng quá mẫn nặng hơn thường bao gồm hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và xuất hiện phản ứng phản vệ. Tuy nhiên, các phản ứng dị ứng này hiếm khi xảy ra.

- Triệu chứng giống choáng phản vệ có thể biểu hiện bằng các phản ứng riêng lẻ bao gồm phù mạch, mệt mỏi, phù mặt hoặc các chi, khó thở, ngất hoặc giãn mạch. Đặc biệt, phản ứng dị ứng có nguy cơ xảy ra cao ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin. Các phản ứng dị ứng có thể kéo dài tới vài tháng khi điều trị bằng Cefaclor.

- Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa, chiếm khoảng 2,5% trong số các bệnh nhân. Triệu chứng thường gặp là tiêu chảy và chứng viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện cả trong và sau khi điều trị với kháng sinh Cefaclor. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện như buồn nôn, nôn mửa.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Cefaclor-2

Kháng sinh Cefaclor được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, hô hấp dưới, viêm xoang...

- Một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng tăng bạch cầu ưa eosin, ngứa ngáy bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, hiếm khi giảm tiểu cầu và viêm thận kẽ có hồi phục.

- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như tăng động thể hồi phục, hồi hộp, lo lắng hoặc mất ngủ, lú lẫn hay tăng trương lực cơ, ảo giác…

- Cefaclor cũng có thể gây ra những bất thường tạm thời về các xét nghiệm lâm sàng.

- Một số bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng tăng nhẹ AST, ALT hoặc phosphatase kiềm.

Lưu ý khi dùng kháng sinh Cefaclor

- Không dùng thuốc Cefaclor đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin.

- Sử dụng Cefaclor dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Do đó, cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận, nếu phát hiện bội nhiễm cần ngừng thuốc và sử dụng liệu pháp điều trị thích hợp.

- Thận trọng khi dùng Cefaclor đối với những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm nặng. Những người bệnh có tiền sử bị bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng cũng cần thận trọng khi dùng Cefaclor.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, hiện chưa có nghiên cứu về khả năng gây ung thư, đột biến ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên xin chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Lưu ý tương tự ở phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Những thông tin về kháng sinh Cefaclor mới chỉ dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ trực tiếp với Cao đẳng Y dược Hà Nội  theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/