Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dùng kháng sinh Cefalexin có thực sự an toàn?


Cefalexin là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1, thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn và được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm...

Cefalexin có tác dụng gì?

Cefalexin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.

Cefalexin là kháng sinh uống, bền vững với Penicillinase của Staphylococcus, do đó có tác dụng với cả các chủng Staphylococcus aureus tiết Penicillinase kháng penicillin.

cefalexin-1

Cefalexin là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1.

Kháng sinh Cefalexin cũng có tác dụng trên đa số các E.coli kháng ampicillin. Hầu hết các chủng Enterococcus và một ít chủng Staphylococcus kháng Cefalexin, Proteus dương tính…

Với những tác dụng trên, kháng sinh Cefalexin được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn bao gồm: Nhiễm khuẩn hệ hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng và viêm xoang; nhiễm khuẩn da và mô mềm, các xương và khớp nối; nhiễm trùng hệ sinh dục tiết niệu, lậu và giang mai.

Tuy nhiên, kháng sinh Cefalexin không có tác dụng đối với những bệnh nhiễm trùng do virus như bệnh cảm hay cúm thông thường. Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng Cefalexin hay bất kỳ loại kháng sinh nào khác có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.

Cefalexin được bào chế theo dạng viên nang, thuốc uống với hàm lượng là 250mg, 333mg, 500mg và 750mg; dạng hỗn dịch có hàm lượng là 125mg/5ml, 250mg/5ml.

>>> Thông tin về các loại thuốc khác có thể bạn quan tâm:

Liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefalexin

* Cách dùng:

Đối với kháng sinh Cefalexin thường được dùng theo đường uống. Do đó, liều lượng cũng như cách dùng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ. Thuốc được chia thành nhiều liều nhỏ và thời gian dùng thuốc cách nhau 6 giờ mỗi lần và uống trước bữa ăn 1 giờ.

Đối với thuốc được bào chế dạng viên nang trước khi uống cần phải kiểm tra thuốc bằng mắt thường để tránh trường hợp thuốc bị đóng cặn hay biến đổi màu sắc. Nếu như phát hiện thấy tình trạng này cần ngưng sử dụng thuốc.

Với Cefalexin được bào chế theo dạng hỗn dịch, cần lắc đều chai trước khi uống. Cần lưu ý, đo liều dùng bằng muỗng đo lường theo quy định, không dùng muỗng ăn để đo lường thuốc.

Kháng sinh Cefalexin chỉ hoạt động hiệu quả khi được dùng liều lượng thuốc và duy trì ở mức độ ổn định. Bởi vậy, người bệnh nên dùng thuốc vào những khoảng thời gian phù hợp và cân đối.

* Liều dùng:

Đối với kháng sinh Cefalexin, bác sĩ (dược sĩ) sẽ chỉ định liều dùng phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, không tự ý điều chỉnh tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

- Liều dùng Cefalexin đối với người lớn:

Có thể dùng liều từ 1 - 4g chia thành các liều nhỏ. Liều thường dùng là 50omg mỗi lần, uống cách nhau 6 giờ/lần. Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc bị nhiễm bởi khuẩn kém cảm thụ, cần điều chỉnh liều cao hơn.

- Liều dùng Cefalexin đối với trẻ em:

Liều thường dùng mỗi ngày từ 25 - 50mg/kg, chia thành 4 liều nhỏ và uống cách nhau 6 giờ mỗi lần.

  • Trẻ em có trọng lượng 10kg: dùng Cefalexin với liều lượng là 62,5 - 125mg;
  • Trẻ em 20kg: dùng Cefalexin với liều từ 125 - 250mg;
  • Trẻ em có trọng lượng 40kg: liều thường dùng là 250 - 500mg.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần điều chỉnh tăng liều gấp đôi. Trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn và viêm bàng quang cấp tính, liều dùng mỗi ngày có thể chia thành 2 lần với thời gian cách nhau 12 giờ/lần. Điều trị viêm tai giữa, cần dùng liều từ 75 - 100mg/kg/ngày và chia thành 4 liều nhỏ.

Kháng sinh Cefalexin có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Kháng sinh Cefalexin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó cần gọi cho bác sĩ, thậm chí cấp cứu kịp thời khi phát hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

- Xuất hiện các vấn đề ở hệ tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu hoặc chán ăn, đau bụng, khó chịu ở thượng vị.

- Các phản ứng dị ứng như ban da, mề đay, rộp da hay bị lột da, đau đầu, một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng co giật.

- Cefalexin có thể gây ra bệnh Candida sinh dục, ngứa âm hộ và viêm âm đạo.

-  Một số trường hợp có thể bị lú lẫn, kích động hay có thể gặp ảo giác.

- Đi tiểu tiện nhiều lần hoặc không có nhu cầu tiểu tiện.

- Đã có trường hợp bị phát hiện chóng mặt, ù tai và thay đổi hành vi tập tính ở trẻ nhỏ khi dùng kháng sinh Cefalexin.

Thận trọng dùng kháng sinh Cefalexin khi nào?

Ngoài lưu ý về các tác dụng phụ, khi dùng kháng sinh Cefalexin cần lưu ý trong các trường hợp sau đây:

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

cefalexin-2

Cefalexin được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

- Không dùng kháng sinh Cefalexin cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm beta - lactam. Nếu xuất hiện các phản ứng dị ứng cần kịp thời dừng thuốc.

- Sử dụng kháng sinh Cefalexin dài ngày có thể dẫn tới sự phát triển quá mức của khuẩn không cảm thụ. Nếu phát hiện bội nhiễm cần kịp thời áp dụng biện pháp trị liệu thích hợp.

- Điều chỉnh giảm liều Cefalexin đối với bệnh nhân suy thận, đồng thời tiến hành kiểm tra chức năng gan, thận định kỳ.

- Thận trọng khi dùng Cefalexin đối với những người có tiền sử bị bệnh dạ dày - ruột, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, hiện tính an toàn của kháng sinh Cefalexin đối với phụ nữ mang thai vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, cần xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) trước khi dùng thuốc.

- Kháng sinh Cefalexin có thể gây nên phản ứng dương sai khi tìm glucoza trong nước tiểu bằng các dung dịch Benecdict hoặc Fehling hay với viên Clinitest tablets nhưng không xảy ra với  Test - Tape.

Những thông tin về kháng sinh Cefalexin mới chỉ dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với  Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông qua địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/