Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cảnh giác với tác dụng phụ nguy hiểm của kháng sinh Cefalotin


Là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1m có tác dụng diệt khuẩn, do đó Cefalotin được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn có biến chứng...

Cefalotin có tác dụng gì?

Cefalotin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ngăn cản sự phát triển và phân chia vi khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.  Kháng sinh Cefalotin dùng theo đường tiêm có tác dụng tốt trên các trực khuẩn gram dương và có tác dụng trung bình trên các vi khuẩn đường ruột gram âm.

Các cầu khuẩn gram dương nhạy cảm bao gồm các chủng Staphylococcus kháng methicilin bị coi là luôn luôn kháng Cephalosporin. Phần lớn các chủng Streptococcus nhạy cảm với kháng sinh Cefalotin, tuy nhiên thuốc không có tác dụng trên Streptococcus pneumoniae kháng penicilin.

cefalotin-1

Cefalotin là kháng sinh thuộc nhóm Caphalosporin thế hệ thứ 1.

Chính vì vậy, Cefalotin được coi là sự lựa chọn thứ hai để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn có biến chứng, thường được dùng để thay thế Penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm nhạy cảm.

Kháng sinh Cefalotin được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm xương - tủy và các thể nhiễm khuẩn nặng khác.

Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng để chữa trị các trường hợp nhiễm khuẩn khác bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng như viêm thận - bể thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang nặng tái phát
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi nặng do vi khuẩn, viêm phế quản - phổi, áp-xe phổi
  • Nhiễm khuẩn ngoại khoa như áp-xe bụng, áp-xe màng bụng, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
  • Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn khác như viêm mủ màng phổi, nhiễm khuẩn nặng đường ruột.

Kháng sinh Cefalotin có thành phần chính là Cefalotin, được bào chế theo dạng viên nén, viên nang và dạng thuốc bột pha tiêm hàm lượng là 1g, 2g.

>> Thông tin về các loại thuốc khác có thể bạn quan tâm:

Liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefalotin

* Cách dùng:

Đối với kháng sinh Cefalotin thường được dùng theo đường uống và đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Do đó, liều lượng và cách dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ. Đối với thuốc được bào chế dạng viên nén, viên nang trước khi uống cần xin chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Đồng thời, cần phải kiểm tra thuốc bằng mắt thường để tránh trường hợp thuốc bị đóng cặn hay biến đổi màu sắc. Nếu như phát hiện thấy tình trạng này cần ngưng sử dụng thuốc. 

Kháng sinh Cefalotin chỉ hoạt động hiệu quả khi được dùng liều lượng thuốc và duy trì ở mức độ ổn định. Bởi vậy, người bệnh nên dùng thuốc vào những khoảng thời gian phù hợp và cân đối.

Một điểm cần lưu ý nữa là, khi quyết định dùng kháng sinh Cefalotin cần tiến hành nuôi cấy và thử nghiệm tính nhạy cảm của vi khuẩn trước và trong quá trình điều trị với thuốc. Bên cạnh đó, cần tiến hành xét nghiệm chức năng thận khi có chỉ định.

* Liều dùng

Liều dùng đối với kháng sinh Cefalotin được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Do đó, tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hay dược sĩ.

- Liều dùng đối với người lớn: Liều thường dùng đối với các trường hợp nhiễm khuẩn là từ 0,5g - 1g, thời gian cách nhau từ 4 - 6 giờ/lần bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 3 - 5 phút hoặc tiêm liên tục hoặc gián đoạn. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, liều dùng có thể tăng lên tới 12g mỗi ngày.

- Liều dùng đối với trẻ em: Tính tới thời điểm hiện tại, kháng sinh Cefalotin vẫn chưa được nghiên cứu và đưa ra quyết định điều trị đối với các trường hợp nhiễm khuẩn ở trẻ em. Do đó,để đảm bảo an toàn, hãy xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Những tác dụng phụ khi dùng kháng sinh Cefalotin

Cefalotin được biết đến là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, các tác dụng phụ thường gặp là ban da dạng sần và đau nhức tại vùng da tiêm thuốc.

Ngoài ra, kháng sinh Cefalotin còn có thể gây ra các phản ứng toàn thân như sốt, đau họng kéo dài, mệt mỏi, đôi khi phản ứng giống bệnh huyết thanh và phản vệ.

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa với các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa, có thể bị viêm đại tràng màng giả.

Cefalotin cũng gây tăng bạch cầu ưa eosin, biến chứng chảy máu, giảm bạch cầu trung tính hay giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, thử nghiệm Coombs dương tính.

Ảnh hưởng tới thận bao gồm nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết, viêm thận kẽ.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

cefalotin-2

Cefalotin được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn có biến chứng.

Các tác dụng phụ khác như vàng da, ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT. Trường hợp nặng kháng sinh Cefalotin có thể gây nên các cơn co giật và những dấu hiệu nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, các tác dụng phụ này thường có nguy cơ xảy ra đối với những người suy thận.

Thận trọng khi dùng Cefalotin khi nào?

- Không dùng thuốc đối với những người có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh Cephalosporin. Thận trọng dùng Cefalotin đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicilin vì có nguy cơ gây phản ứng chéo.

- Thận trọng khi dùng kháng sinh Cefalotin đối với những người bệnh suy thận, có thể điều chỉnh liều ở trường hợp này. Nếu dùng kết hợp với gentamicin và các aminoglycosid khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận. Cần theo dõi chức năng thận và thời gian đông máu, đặc biệt là trong thời gian điều trị kháng sinh Cefalotin liều cao và kéo dài.

- Bên cạnh đó, dùng Cefalotin liều cao trong thời gian dài cũng có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Do đó, cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu phát hiện thấy bội nhiễm cần kịp thời ngừng thuốc.

- Hiện đã có báo cáo về viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, chính vì vậy cần đặc biệt lưu ý khi chẩn đoán bệnh này và điều trị bằng metronidazol cho những người bị tiêu chảy nặng liên quan đến sử dụng kháng sinh.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, hiện chưa có nghiên cứu cho thấy nguy cơ gây hại của kháng sinh Cefalotin đối với thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, kháng sinh Cefalotin được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Nồng độ này không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý khi phát hiện trẻ có triệu chứng tiêu chảy và nổi ban da.

- Kháng sinh Cefalotin có thể gây trở ngại cho việc đo nồng độ creatinin theo phương pháp Jaffé và có thể cho giá trị cao giả tạo, do đó cần lưu ý khi kiểm tra chức năng thận.

- Cefalotin cũng cho kết quả xét nghiệm Coombs dương tính giả và có thể gây trở ngại cho phản ứng máu chéo. Nước tiểu của người bệnh điều trị bằng Cefalotin có thể cho phản ứng glucose dương tính giả với phản ứng khử đồng.

- Dùng đồng thời với thuốc có nguy cơ gây độc thận như kháng sinh aminoglycosid (gentamicin) có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

- Khi dùng quá liều Cefalotin có thể gây ra các phản ứng quá mẫn như co giật, đặc biệt ở những người bị suy thận. Khi phát hiện tình trạng này cần kịp thời ngừng thuốc và có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng, đồng thời bảo vệ đường hô hấp, hỗ trợ thông khí và truyền dịch.

Những thông tin về kháng sinh Cefalotin mới chỉ dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông qua địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/