Với tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, ức chế tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn, do dó kháng sinh Cefepime được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường hô hấp...
Cefepime có tác dụng gì?
Cefepime là một loại kháng sinh thuộc họ Betalactamin, nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 4. Kháng sinh Cefepime có tác dụng kháng khuẩn do ức chế tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn.
Chính vì vậy, kháng sinh Cefepime được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn huyết và du khuẩn huyết ở người lớn, các nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong cộng đồng và viêm phổi nặng, nhiễm trùng đường tiểu có và không có biến chứng, các đợt sốt ở người bệnh giảm bạch cầu đa nhân trung tính và điều trị nhiễm trùng đường mật.
Cefepime là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 4.
Đối với trẻ em, kháng sinh Cefepime được dùng để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng hoặc không, nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn huyết, sốt giảm bạch cầu và viêm màng não.
Cefepime được bào chế theo dạng thuốc bột pha tiêm để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với hàm lượng là 0,5g, 1g và 2g.
>>> Các loại thuốc kháng sinh khác có thể bạn quan tâm:
- Các tác dụng phụ nguy hiểm của kháng sinh Cefotaxim
- Kháng sinh Cefpirome - Liều lượng và cách dùng dùng an toàn
Liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefepime
Đối với kháng sinh Cefepime, liều lượng tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn, các bác sĩ hay dược sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.
* Cách dùng:
Kháng sinh Cefepime có thể được dùng bằng tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Đối với tiêm bắp: pha Cefepime trong nước cất pha tiêm hoặc trong dung dịch lidocain hydrochloride 0,5% hoặc 1%.
Cefepime có thể pha với các dung môi và các dung dịch natri chloride 0,9% (có hoặc không kết hợp với dung dịch glucose 5%), dung dịch glucose 5% hoặc 10%, Ringer hay sodium lactate M/6.
Cefepime cũng có thể sử dụng đồng thời với các kháng sinh khác với điều kiện là không pha chung trong 1 ống tiêm trong cùng một dịch truyền hay tiêm cùng 1 vị trí.
- Đối với thuốc tiêm tĩnh mạch: kháng sinh Cefepime có thể pha trong nước cất pha tiêm hoặc trong các dung môi pha tiêm tương hợp khác. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra thể tích trước khi dùng, cụ thể:
- Lọ 1g IM: thể tích dung môi cần thêm vào là 3ml, thể tích xấp xỉ sau khi pha là 4,4ml, nồng độ xấp xỉ 240mg/ml.
- Lọ 1g IV: thể tích dung môi cần thêm 10ml, thể tích xấp xỉ sau khi pha là 11,4ml và nồng độ là 90mg/ml.
- Lọ 1g IV: thể tích dung môi cần thêm là 50 - 100ml, thể tích sau khi pha là 50 - 100ml và nồng độ là 20 -10mg/ml.
Các dung dịch sau khi pha có thể dùng trực tiếp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 3 - 5 phút, tiêm vào bộ ống của dịch truyền hoặc tiêm trực tiếp vào dịch truyền.
* Liều dùng:
- Liều dùng đối với người lớn:
- Điều trị nhiễm trùng huyết: liều thường dùng là 2g cách nhau 8 giờ/lần.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng: trường hợp nhiễm khuẩn có biến chứng liều thường dùng là 2g cách nhau 12 giờ/lần, duy trì trong 7 - 10 ngày.
- Điều trị viêm phổi cộng đồng: truyền tĩnh mạch với liều 1 - 2g cách nhau từ 8 - 12 giờ/lần.
- Viêm thận - bể thận: truyền tĩnh mạch với liều 2g cách nhau 12 giờ/lần và duy trì trong 10 ngày.
- Điều trị nhiễm trùng da hoặc mô mềm: Truyền tĩnh mạch 2g cách nhau 12 giờ và duy trì điều trị trong vòng 10 ngày.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: ở mức độ nhẹ đến vừa, có biến chứng hoặc không có cần truyền tĩnh mạch với liều từ 0,5 - 1g thời gian tiêm cách nhau 12 giờ và duy trì điều trị trong 7 - 10 ngày.
- Liều dùng đối với trẻ em từ 2 tháng - 16 tuổi và cận nặng tới 40kg: liều thường dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn là 50mg/kg truyền tĩnh mạch cách nhau 8 giờ/lần và duy trì trong 7 - 10 ngày. Liều dùng tối đa cho trẻ em thì không nên vượt quá liều dùng được khuyến cáo cho người lớn.
Tác dụng phụ của thuốc Cefepime
Kháng sinh Cefepime cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó thường gặp nhất là tiêu chảy, phát ban trên da.
Ngoài ra, các phản ứng phụ hiếm gặp có thể kể đến là dị ứng với các biểu hiện ngứa ngáy, nổi mề đay hoặc sốt.
Gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như buồn nôn hoặc nôn mửa, nấm miệng. Viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ tiêm, đau và viêm tại vị trí tiêm. Người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng nhức đầu và dị cảm.
Các tác dụng phụ rất hiếm gặp thường là hạ huyết áp, giãn mạch, phản vệ, viêm đại tràng giả mạc, lở loét ở miệng, phù hoặc đau khớp, có cảm giác lú lẫn, thay đổi vị giác, ù tai, thậm chí co giật hay viêm âm đạo.
Các bất thường sinh học cũng có nguy cơ xuất hiện nhưng chỉ thoáng qua bao gồm: tăng bạch cầu ưa eosin, tăng transaminase, tăng thời gian prothrombine và thời gian cephalin được kích hoạt và giảm phosphore huyết.
Những lưu ý khi dùng kháng sinh Cefepime
Ngoài nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trước khi dùng kháng sinh Cefepime cần thận trọng trong các trường hợp sau đây:
- Không dùng Cefepime với những người có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh Cephalosporin và L-Arginine. Đặc biệt, ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin vì có thể xảy ra nguy cơ dị ứng chéo với cephalosporin, do đó cần theo dõi chặt chẽ ở những ngày đầu điều trị.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<
Cefepime được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân xuất hiện tình trạng tiêu chảy có thể là triệu chứng của tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng có thể là biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc, do đó cần phải được chẩn đoán bằng soi đại tràng. Ở trường hợp này, cần kịp thời ngừng thuốc và trị liệu bằng kháng sinh chuyên biệt thích hợp chẳng hạn như vancomycin và tránh dùng các thuốc làm ứ đọng phân.
- Cefepime cũng có thể làm thay đổi các xét nghiệm bao gồm test coomb cho kết quả dương tính không xác định có tán huyết hay không. Phản ứng dương tính giả khi làm xét nghiệm tìm đường niệu, do đó nên dùng phương pháp định lượng sử dụng glucose - oxydase.
- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, hiện các nghiên cứu chưa xác định rõ ràng khả năng gây hại thai nhi của kháng sinh Cefepime. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ gây hại. Kháng sinh Cefepime cũng được bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ, do đó cần thận trọng khi dùng kháng sinh này đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
- Amikacin kết hợp với cefepime ít có nguy cơ gây độc với thận hơn là gentamicin hoặc tobramycin kết hợp với cefalotin. Ngoài ra, tránh dùng đồng thời với furosemid vì có nguy cơ dễ gây điếc.
- Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chuyên biệt, do vậy tuyệt đối không trộn chung các thuốc khác với cefepime trong cùng một ống tiêm hay dịch truyền.
- Ngoài ra, cần bảo quản thuốc đúng nơi quy định ở nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp. Các dung dịch thuốc đã pha để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp có thể giữ được độ ổn định trong vòng 18 - 24 giờ ở nhiệt độ trong phòng 200 - 250C; nếu để ở tủ lạnh 20C - 80C có thể giữ được ổn định trong khoảng 7 ngày.
Những thông tin về thuốc Cefepime mới chỉ dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Cao đẳng Y Hà Nộim thông qua địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/