Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kháng sinh Cefpirome - Liều lượng và cách dùng dùng an toàn


Với tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, kháng sinh Cefpirome được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn huyết...

Thuốc Cefpirome có tác dụng gì?

Cefpirome là một loại kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 4. Cefpirome có độ bền vững cao có thể chống lại các tác động của các beta - lactamase do cả plasmid và chromosome mã hóa.

Cefpirome-1

Cefpirome là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 4.

Cefpirome có tác dụng diệt khuẩn có thể ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, Cefpirome không phải là kháng sinh ưu tiên dùng ban đầu mà là kháng sinh dự trữ dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh, các trường hợp nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn huyết có nguồn gốc từ đường tiết niệu hay đường tiêu hóa.

Cefpirome cũng được dùng phối hợp với kháng sinh chống các vi khuẩn kỵ khí. Thuốc được bào chế theo dạng thuốc bột pha tiêm hàm lượng là 0,5g và 2g, dạng bột đông khô hàm lượng là 2g.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

  • Thận trọng dùng Cetirizin hydroclorid với trường hợp nào?
  • Cách dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình Cinnarizin an toàn tránh tác dụng phụ

Liều lượng và cách dùng Cefpirome

Theo bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Dược Hà Nội, liều dùng Cefpirome tùy thuộc vào từng đối với từng trường hợp cũng như mức độ nhiễm khuẩn. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa được sự cho phép của bác sĩ hay dược sĩ.

* Liều dùng:

- Cefpirome được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch với liều thường dùng là 1 - 2g, thời gian tiêm cách nhau 12 giờ/lần.

- Dùng Cefpirome với trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp có biến chứng, liều thường dùng là 2g, tiêm cách nhau 12 giờ/lần.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, liều thường dùng là 1g, tiêm cách nhau 12 giờ/lần.

- Nhiễm khuẩn huyết, hoặc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng, dùng liều 2g, thời gian tiêm cách nhau 12 giờ/lần.

- Dùng Cefpirome trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút, cần điều chỉnh liều. Không nên định lượng creatinin huyết thanh bằng phương pháp Jaffé (pitrate) vì cho kết quả sai khi đang dùng cefpirom.

- Đối với trẻ em: Điều trị bằng Cefpirome chỉ được tiến hành khi các cách điều trị khác không thể thực hiện được trong trường hợp cấp bách. Không khuyến cáo dùng Cefpirome đối với trẻ em dưới 12 tuổi.

* Cách dùng:

Chuyên gia, bác sĩ và là giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội chỉ cách dùng Cefpirome được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch, thời gian tiêm mỗi lần phải cách nhau 12 giờ. Kháng sinh nhóm Cephalosporin chỉ hoạt động hiệu quả tốt khi liều dùng được duy trì theo thời gian đã được bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ định.

Không tự ý tăng hoặc giảm liều, bỏ liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hay dược sĩ. Việc tăng hoặc giảm liều không chỉ không làm cho bệnh thuyên giảm mà còn làm gia tăng các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, cần tuân thủ dùng Cefpirome theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ của Cefpirome cần lưu ý

Cefpirome có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó các tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng hoặc táo bón, viêm miệng.

Ngoài ra, kháng sinh Cefpirome cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác, bao gồm:

- Các triệu chứng toàn thân bao gồm đau đầu, có dấu hiệu kích ứng hoặc viêm tĩnh mạch tại chỗ tiêm, có thể sốt, chán ăn, nhiễm nấm Candida.

- Xuất hiện các phản ứng quá mẫn như ngứa ngáy, nổi mề đay, khó thở hoặc hen, thậm chí có dấu hiệu phản ứng phản vệ.

- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chảy máu, đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng màng giả.

- Tăng hoặc giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, thiếu máu tan huyết.

- Ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, người bệnh có triệu chứng dễ kích động, lú lẫn, chóng mặt, mất ngủ, vị giác thay đổi, thậm chí co giật.

- Giảm kali máu, vàng da ứ mật, giảm chức năng thận, hạ huyết áp, tăng transaminase và phosphatase kiềm.

- Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung do nấm Candida.

- Điều trị bằng Cefpirome cũng có thể có nguy cơ nhẹ bội nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm với cefpirom.

Thận trọng dùng Cefpirome trong trường hợp nào?

Khi điều trị bằng Cefpirome cần thận trọng khi dùng trong các trường hợp sau đây:

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

Cefpirome-2

Cefpirome được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng...

- Trước khi tiến hành điều trị bằng Cefpirome cần điều tra kỹ ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh Cephalosporin hay Penicillin hoặc dị ứng với các thuốc khác.
- Với các bệnh nhân dị ứng với penicillin có nguy cơ dị ứng chéo có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng với nhóm cephalosporin.

- Đối với những người bệnh bị suy thận cần điều chỉnh giảm liều. Đặc biệt, nếu dùng Cefpirome phối hợp với các Aminoglycosid chẳng hạn như Gentamicin, Streptomycin…,dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu quai có nguy cơ gia tăng các phản ứng không mong muốn đối với cơ quan thận.

- Trong quá trình điều trị và sau điều trị với Cefpirome có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng và cấp tính. Đây có thể là triệu chứng của viêm đại tràng màng giả. Trong trường hợp này cần ngừng thuốc và dùng kháng sinh thích hợp như vancomycin, hoặc metronidazol.

- Ngoài ra, nên tránh dùng các thuốc gây táo bón khi đang điều trị với Cefpirome.

- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, mặc dù các nghiên cứu trên động vật không phát hiện khả năng gây quái thai khi dùng thuốc Cefpirome. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nên xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

- Khi dùng kháng sinh nhóm cephalosporin với các thuốc có độc tính với thận khác như thuốc lợi tiểu quai có nguy cơ làm gia tăng độc tính với thận. Khả năng này càng cao ở những người đã bị suy nhược chức năng thận từ trước.

- Ngoài ra, dùng đồng thời với Probenecid có thể làm giảm sự bài tiết ở ống thận của kháng sinh nhóm cephalosporin đào thải bằng cơ chế này. Do đó, làm tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong huyết thanh, kéo dài nửa đời thải trừ và tăng nguy cơ độc của những thuốc này.

Trên đây, là những thông tin khái quát về thuốc Cefpirome, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ thông qua địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/