Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các tác dụng phụ nguy hiểm của kháng sinh Cefotaxim


Là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 có phổ kháng khuẩn rộng, Cefotaxim được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch.

Thuốc Cefotaxim có tác dụng gì?

Cefotaxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 có phổ kháng khuẩn rộng. So với các Cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ 2, Cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn gram âm mạnh hơn và bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các beta - lactamase, tuy nhiên tác dụng của Cefotaxim lên vi khuẩn gram dương lại yếu hơn các cephalosporin thế hệ thứ nhất.

cefotaxim-1

Cefotaxim là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3.

Do vậy, Cefotaxim được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim bao gồm: áp-xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, các trường hợp viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol), viêm màng não (ngoại trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes gây nên) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt bao gồm cả mổ nội soi, mổ lấy thai.

Cefotaxim có thành phần chính là Cefotaxime sodium, được bào chế theo các dạng thuốc bột pha tiêm, bột pha dung dịch tiêm với hàm lượng là 1g.

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm các loại thuốc kháng sinh khác:

Liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefotaxim

Theo bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Dược Hà Nội liều lượng và cách dùng kháng sinh Cefotaxim tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn các bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

* Liều dùng đối với người lớn:

- Điều trị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: Liều thường dùng là 2g tiêm tĩnh mạch cách nhau từ 4 - 6 giờ/lần.

- Điều trị nhiễm khuẩn: Tiêm tĩnh mạch với liều 1 - 2g với thời gian cách nhau từ 6 - 8 giờ. Liều dùng tối đa không nên vượt 2g cách nhau 4 giờ/lần. Thời gian điều trị duy trì liên tục trong 14 ngày.

- Trường hợp mổ lấy thai: Tiêm tĩnh mạch 1g ngay sau khi cắt dây rốn trẻ sơ sinh, các liều kế tiếp tiêm tĩnh mạch 1g cách nhau từ 6 - 12 giờ/lần.

- Viêm nắp thanh quản: Tiêm tĩnh mạch với liều thường dùng 2g cách nhau 6 - 8 giờ/lần, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ/lần, với thời gian điều trị duy trì trong 7 - 10 ngày.

- Nhiễm lậu cầu - lan tỏa: Liều thường dùng là tiêm tĩnh mạch 1g cách nhau 8 giờ. Thời gian điều trị liên tục trong 24 - 48 giờ sau khi triệu chứng lâm sàng được cải thiện. Người bệnh cần uống Cefotaxim liên tục ít nhất 1 tuần để kết thúc khóa điều trị.

- Nhiễm lậu cầu không biến chứng:

  • Dùng liều 500mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch với trường hợp nhiễm trùng không biến chứng cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng.
  • Bệnh lậu trực tràng ở nam giới dùng liều 500mg hoặc liều 1g tiêm bắp một lần duy nhất.

- Nhiễm trùng ổ bụng: Tiêm tĩnh mạch với liều 1 - 2g cách nhau 4 giờ/lần. Liều tối đa 2g cách nhau 4 giờ. Điều trị duy trì trong 7 - 14 ngày.

- Nhiễm trùng khớp: Tiêm tĩnh mạch 1 - 2g cách nhau 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị trong 1 - 4 tuần tùy vào mức độ nhiễm trùng.

- Viêm màng não: Tiêm tĩnh mạch với liều 1 - 2g cách nhau 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị là 4 - 6 tuần.

- Viêm phổi: Liều thường dùng là tiêm tĩnh mạch 1 - 2g cách nhau 6 - 8 giờ, thời gian điều trị là 14 ngày.

- Nhiễm khuẩn huyết: Liều thường dùng là 2g tiêm tĩnh mạch cách nhau 6 - 8 giờ, liều tối đa là 2g cách nhau 4 giờ/lần. Thời gian điều trị là 14 ngày.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: dùng 1 - 2g tiêm tĩnh mạch cách nhau  12 giờ/lần. Thời gian điều trị trong 3 - 7 ngày với nhiễm trùng không biến chứng và từ 2 - 3 tuần với bệnh phức tạp.

* Liều dùng đối với trẻ em:

- Trẻ em 1 tuần tuổi: Liều thường dùng là 50mg/kg/ngày, thời gian cách nhau 12 giờ/lần.

- Trẻ em từ 1 - 4 tuần tuổi: Liều thường dùng là 50mg/kg/ngày, thời gian tiêm cách nhau 8 giờ/lần.

- Trẻ em 1 tháng - 12 tuổi và < 50kg: Dùng liều từ 50 - 100mg/kg/ngày chia thành 2 - 4 lần.

Tác dụng phụ của thuốc Cefotaxim

Cefotaxim có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó các tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy, có thể gặp viêm tắc mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm tại chỗ tiêm bắp.

Những tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:

  • Ảnh hưởng tới đường máu với các triệu chứng bao gồm giảm bạch cầu ưa eosin, hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coombs dương tính.
  • Tác động lên đường tiêu hóa, Cefotaxim làm thay đổi vi khuẩn chí ở ruột và có nguy cơ bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp...
  • Dùng Cefotaxim cũng có thể dẫn tới tình trạng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu huyết tan máu, viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile.
  • Phản ứng quá mẫn gồm phát ban trên da, ngứa ngáy, có cảm giác tê, phát ban da đỏ, thậm chí có nguy cơ sốc phản vệ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường hiếm gặp.
  • Ảnh hưởng tới gan bao gồm vàng da, tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương.

Thận trọng khi dùng kháng sinh Cefotaxim khi nào?

Ngoài nguy có có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, cần thận trọng khi dùng kháng sinh Cefotaxim trong các trường hợp sau đây:

- Không dùng Cefotaxim đối với các trường hợp quá mẫn cảm với kháng sinh nhóm kháng sinh Cephalosporin.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

cefotaxim-2

Cefotaxim được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch.

- Khi dùng các chế phẩm Cefotaxim có chứa các lidocain chỉ được dùng để tiêm bắp không dùng để tiêm tĩnh mạch.

- Thận trọng khi dùng Cefotaxim đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin vì có nguy cơ dị ứng chéo. Các trường hợp dị ứng chéo penicillin với Cephalosporin từ 5 - 10%.

- Trường hợp dùng đồng thời Cefotaxim với các thuốc có khả năng gây độc cho thận như thuốc aminoglycosid,cần theo dõi, kiểm tra chức năng thận thường xuyên.

- Dùng kết hợp Cefotaxim với thuốc Colistin có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận.

- Cefotaxim dùng đồng thời với Azlocillin ở những bệnh nhân suy thận có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh về não và xuất hiện các cơn động kinh cục bộ.

- Kết hợp Cefotaxim với các aureido - penicillin sẽ làm giảm độ thanh thải của Cefotaxim, đặc biệt là ở những người bệnh có chức năng thận suy yếu.

Những thông tin về thuốc Cefotaxim mới chỉ dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Cao đẳng Y Dược Hà Nội thông qua địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/