Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị các triệu chứng ra sao?


Tình trạng tê bì chân tay nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì tê bì tay chân có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết để biết thêm thông tin tê bì chân tay là bệnh gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết!

Tê bì chân tay có thể sẽ không gây ra các ảnh hưởng Tê bì tay chân là căn bệnh khá phổ biến ở những người lớn tuổi và thường khởi phát nhẹ nhằng từ tê các đầu ngón chân, tay, cảm giác như bị tiêm chích. Các triệu chứng này sẽ xảy ra do các thần kinh bị chèn ép. Những vị trí thường bị ảnh hưởng nặng nhất là ở ngón trỏ và ngón giữa.

1. Các nguyên nhân gây  ra bệnh tê bì chân tay

Bị tê bì chân tay là bệnh gì? Theo các chuyên gia đang trực tếp giảng dạy tại CĐ thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tê bì tay chân có 2 nguyên nhân chính đó là nguyên nhân do các bệnh lý, nguyên nhân cơ học khác, cụ thể như:

Nguyên nhân do các bệnh lý

  • Thoát vị đĩa đệm: đây là căn bệnh  có triệu chứng điển hình là tê tay chân. Tình trạng này là do khi các đĩa đệm thoát khỏi vị trí thông thường làm cho các rễ thần kinh cột sống bị chèn ép. Tuy nhiên nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như tình trạng tê bì tay chân nghiêm trọng hơn, teo cơ hoặc có thể bị bại liệt hoàn toàn.
  • Thoái  hóa cột sống: bệnh này không quá quan trọng như bệnh thoát vị đĩa đệm tuy nhiên việc thoái hóa cột sống sẽ làm cho người bệnh bị mắc các cơn đau nhức mỏi, tê tay chân  do đốt sống đã bị bào mòn và cọ xát mạnh hơn với các rễ thần kinh cột sống. Trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ thì sẽ làm, cho vùng cổ bị đau nhức, vai gáy và cả cánh tay bị tê bì. Còn đối với trường hợp người bệnh bị thoái hoác cột sống lưng thì các cơn đau lưng sẽ kèm theo tê bì, râm ran dọc từ đùi xuống đến bàn chân.
  • Đa xơ cứng: tình trạng hệ thppnsg tự miễn của cơ thể người bệnh bị rối loạn làm tổn thương màng bovj Myelin, co thắt cơ bắp.

Xem thêm các bài viết liên quan

te-bi-chan-tay-la-benh-gi
Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì
  • Tiểu đường: những người mắc bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các mảng xơ vữa do Cholesterol tăng cao. Điều này sẽ gây rắc nghẽn mạch máu lưu thông đến chân và tay gây ra tê bì.
  • Viêm  khớp dạng thấp: tình trạng bệnh sẽ làm cho các rễ thần kinh bị tổn thương hoặc viêm nhiễm điều này gây ra hiện tượng tê bì tay chân ở các khớp.  Đa phần các bệnh nhân mắc bệnh này sẽ gặp phải triệu chứng tê bì khi ngồi hoặn nằm quá lâu.
  • Hẹp ống sống: Từ khi bẩm sinh các cột sống đã bị thu nhỏ gây chèn ép đến các rễ thần kinh và chạy qua gây tắc nghẽn mạch máu và hình thành các triệu chứng như tê tay chân và hạn chế vận động.
  • Viêm đa rễ thần kinh: vì bất cứ một  nguyên nhân nào đó mà hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương thì sẽ tạo điều kiện cho hội chứng viêm đa rễ thần kinh hình thành và phát triển cũng tạo điều kiện để gây ra các triệu chứng tê tay chân kéo dài.

Nhóm các nguyên nhân khác

  • Tư thế không phù hợp: Khi bạn làm việc, học tập hoặc ngay  cả khi nghỉ ngơi với những tư thế không phù hợp cũng có thể gây ra mạch máu bị tắc nghẽn là tê bì tay, chân.
  • Lao động gắng sức: thường xuyên phải lái xe đường dài hoặc phải bê vác vật nặng, chơi thể thao gắng sức… vô tình làm cho rễ thần kinh bị chèn ép, gây tổn thương.
  • Có tiền sử dùng thuốc không đúng cách hoặc quá lạm dụng làm cho nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như buồn nôn, đau đầu, tê bì tay chân..
  • Thay đổi thời tiết: ngay khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lanh hoặc ngược lại làm cho cơ thể của bạn không được thích ứng kịp thời gây ra rối loạn cảm giác và tê bì tay chân.
  • Tâm lý căng thẳng: nếu trạng thái tâm lý không ổn định, thường xuyên gặp phải các căng thẳng, áp lực từ cuộc sống, học tập, công việc… sẽ làm kích ứng các tế bào thần kinh trên bề mặt da gây ra tê bì và ngứa chân tay.
  • Do có tiền sử chấn thương: Trước đó bạn đã từng có các chấn thương mạnh ở những vị trí như chân, tay do bất cứ nguyên nhân nào thì cũng làm cho áp lực đè nén lên đây thần kinh và nếu  không được xử lý đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc tê bì tay chân

  • Người trung niên: thường thấy khi về già cơ thể bị lão hóa, đặc biệt là xương khớp cộng với sức đề kháng yếu nên khó để hồi phục lại như bình thường. Do đó người ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc các triệu chứng tê bì tay chân.
  • Người lười vận động: những người ít khi tham gia vào vận động, hay ngồi hoặc chỉ nằm ở một tư thế sẽ làm cho các dây thần kinh bị chèn ép, khiến cho khí huyết lưu thông kém dễ bị tê bì tay chân.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, xơ vữa động mạch, viêm đa dễ thần kinh, tiểu đường…
  • Người không đủ chất dinh dưỡng: Thiếu các chất dinh dưỡng đặc biệt là thiếu Vitamin nhóm B (Vitamin b1, b12). Các Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Những người thiếu Vitamin nhóm B thường có các triệu chứng tê bì tay chân hoặc có khả năng mắc các căn bệnh nguy hiểm  khác.
  • Phụ nữ mang thai ở cuối thai kỳ: khi này thai nhi đã lớn và làm chèn ép nên các mạch máu khiến cho việc tuần hoàn máu khó hơn. Nên sẽ thường xuyên bị các triệu chứng tê bì tay chân.

Ngoài những nguyên nhân và các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng tê bì tay chân  ở trên, nếu người bệnh còn thắc mắc hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết, rõ ràng nhất.

te-bi-chan-tay-la-benh-gi
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có dấu hiệu nhận biết ra sao?

2. Các triệu chứng tê bì chân tay

Một số những triệu chứng thường thấy của người bệnh khi bị tê bì chân tay như:

  • Các cơ bị đau nhức, mỏi cơ: đây được coi là các triệu chứng ban đầu của bệnh tê bì tay chân. Kèm theo đó sẽ làm cho các hoạt động trở nên khó khăn hơn và dẫn đến cơ thể mệt mỏi.
  • Chuột rút: thường xảy ra ở các vị trí như bắp chân, bàn chân hoặc ngay cả khi ngủ cũng có thể gây ra hiện tượng đó.
  • Mất cảm giác tê nhức tay chân: xuất hiện tình trạng tê buốt như kim châm trong suốt một quãng thời gian dài.
  • Thiếu máu ở các vùng tay chân tê bì có thể dẫn đến hoại tử.
  • Tê buốt lan dọc phần cánh tay, cẳng chân: các triệu chứng tê buốt sẽ lan hết phần cánh tay, cổ chân, cẳng chân.

Ngoài ra người bệnh có  thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Trí nhớ bị suy giảm, dễ gây ra nhầm lẫn.
  • Người bệnh khó kiểm soát được bàng quang và ruột.
  • Tê chân có thể bị kèm theo các thay đổi khác như màu sắc, hình dạng, nhiệt độ và kích thước của chân, bàn chân.
  • Thường xuyên có các triệu chứng chóng mặt, đau đầu dữ dội.
  • Khó thở hoặc bị co giật.

Ngay khi có các triệu chứng ở trên dù nghiêm trọng hay không nghiêm trọng thì người bệnh nên thường xuyên theo dõi để đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra.

3. Cách điều trị bệnh tê bì chân tay

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau nhưng các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể một số phương pháp điều trị bệnh tê bì chân tay như:

Dùng các loại thuốc tây

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: để kháng viêm, giảm đau và kiểm soát tốt các triệu chứng tê bì đau chân, tay nhanh chóng và hiệu quả. Một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: Korulac, Artrodar, Bonlutin, Paracetamol,  Arcoxia, Fenalgic, Mobic, Ibuprofen, Diclofenac, Voltaren, Profenid …
  • Thuốc giãn cơ: để giúp giải phóng chèn ép và thường được chỉ định dùng trong các trường hợp tê tay chân do cơ cứng cơ bắp. Một số loại thuốc nhóm giãn cơ như: Mydocalm, Myonal…
  • Nhóm thuốc bổ sung vitamin: Bổ sung thường xuyên các khoáng chất và Vitamin B để hạn chế tình trạng cơ thể suy nhược, thiếu chất, cải thiện hệ thần kinh trung ương. Có nhiều dạng thuốc nên người bệnh có thể dùng uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể.
  • Một số loại thuốc khác trị tê bì chân tay: Novacain, Hydrocortisol.
  • Ngoài ra, đối với tình trạng tê tay chân do bệnh lý, cần phải điều trị triệt để căn nguyên gây ra vấn đề.
te-bi-chan-tay-la-benh-gi
Nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị đúng và phù hợp

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho chân, tay cử động làm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng tê tay chân hiệu quả. Một số bài tập như:

  • Bóp và xát chân

Người bệnh nên ngồi với tư thế thoải mái nhất ở trên giường, ghế đều được. Thực hiện chân duỗi dài, hai tay nắm lấy cổ chân rồi bóp lần lượt từ gót đến đùi 3 lần. Động  tác tiếp theo ôm lấy cổ chân và xát mạnh trực tiếp từ chân đến đùi. Tiếp tục thực hiện lần lượt với bên còn lại.

  • Bóp và xát tay

Cách làm giống như bài tập chân ở trên, tuy nhiên người bị bệnh tê tay chân thì nên dùng tay trái bóp cho tay phải và ngược lại từ vai xuống cổ tay 3 lần rồi xát mạnh 5 lần.

  • Tư thế 2 tay đỡ trời

Tay của người bệnh để ở ngang bụng, tiếp đến đan tay vào với nhau và dần nâng bàn tay lên ngang mũi. Lưu ý tay luôn để ngửa lên trời, mắt nhìn theo và cần hít thở đều nhau.  Tiếp đó, vòng tay ngang sang hai bên và đưa xuống hông, thở ra. Thực hiện lập đi lập lại động tác này 5 lần mỗi ngày.

4. Cách phòng ngừa tê bì chân tay

Để hạn chế tốt các tình trạng tê bì tay chân xảy ra, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp để hạn chế những yếu tố là nguyên nhân của bệnh. Cụ thể như:  

  • Nên thực hiện vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng sức khỏe như: xoa bóp,  bấm huyệt, thư giãn, đi lại nhẹ nhàng,… Tăng cường vận đông, nên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Lưu ý các thành phần của thuốc nếu đang sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý nhằm hạn chế tối đa những tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Điều chỉnh tư thế phù hợp: Nếu bạn có tình trạng tê tay chân sau khi ngủ dậy, bạn cần thay đổi tư thế liên tục trong khi ngủ, không nên nằm nguyên một tư thế quá lâu. Đồng thời, người bệnh cũng nên gác chân hoặc tay lên đệm hoặc gối giúp hạn chế chứng tê chân tay khi ngủ. Tránh ngồi 1 tư thế quá lâu. Nếu do tính chất công viêc buộc bạn phải ngồi lâu thì cứ khoảng 2 tiếng, hãy đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng một chút.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cân bằng và bổ sung đầy đủ các nhóm Vitamin, các loại dưỡng chất cần thiết khác. Nên tăng cường ăn rau trong bữa ăn hàng ngày.

Qua bài viết hữu ích ở trên chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ hơn các thông tin về tê bì chân tay là bệnh gì? Hi vọng từ đó  người bệnh sẽ có các phương án phòng ngừa bệnh phù hợp.