Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng phụ của thuốc Ceftazidime Panpharma


Thuốc Ceftazidime Panpharma có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là khi người dùng lạm dụng hoặc sử dụng sai cách. Mọi người có thể tham khảo những phản ứng có hại với sức khỏe khi dùng thuốc này trong bài viết dưới đây.

>>> Cytarabine là thuốc gì? Những ai cần thận trọng khi dùng Cytarabine?

>>> Những lưu ý khi dùng thuốc Coversyl điều trị tăng huyết áp?

Một số tác dụng phụ của thuốc Ceftazidime Panpharma

Lọ thuốc Ceftazidime Panpharma dùng để tiêm truyền

Những thông tin chính về Ceftazidime Panpharma

  • Công ty sản xuất: Panpharma của PHÁP
  • Công ty phân phối: Estore

Tác dụng của thuốc Ceftazidime Panpharma

Dùng để điều trị các bệnh:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
  • Nhiễm trùng thần kinh, bao gồm hệ thần kinh trung ương, viêm màng não
  • Viêm nhiễm da, mô và các cấu trúc của da
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở mức độ nặng và nhẹ
  • Viêm xương khớp hoặc nhiễm trùng xương khớp
  • Điều trị bệnh viêm phụ khoa hoặc nhiễm khuẩn ở ổ bụng
  • Thuốc cũng có thể được chỉ định dùng trong nhiều trường hợp khác đã được kiểm chứng nhưng chưa được ghi rõ trên nhãn hiệu.

Tác dụng phụ của Ceftazidime Panpharma

Một số tác dụng phụ của thuốc Ceftazidime Panpharma có thể gặp phải:

  • Sưng đau chỗ vị trí mũi tiêm
  • Ngứa, phát ban
  • Tiêu chảy, đầy bụng
  • Cảm giác buồn nôn và nôn,...

Đó không phải là danh sách tất cả những tác dụng phụ của thuốc và không phải ai cũng gặp những biểu hiện này. Ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết nếu không may gặp những triệu chứng bất lợi nói trên.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Ceftazidime Panpharma là thuốc gì?Không nên lạm dụng thuốc Ceftazidime Panpharma 

Cách sử dụng và liều dùng

Cách dùng

Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch, thường được tiêm vào vị trí trên mông hoặc phía trên bắp đùi.

  • Pha dung dịch tiêm bắp: lấy thuốc ( Ceftazidime 1g) trong 3ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch lidocain hydroclorid 0,5 % hay 1%.
  • Pha dung dịch tiêm tĩnh mạch: lấy thuốc ( Ceftazidime 1g) trong 10ml nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%.
  • Pha dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc trong các dung dịch như trong tiêm tĩnh mạch nhưng với nồng độ 10-20 mg/ml ( 1-2g thuốc trong 100ml dung môi).

Lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý thay đổi giờ uống khi chưa được bác sĩ cho phép
  • Không dùng khi thuốc đã hết hạn hay đã chuyển màu
  • Tốt nhất là chỉ nên để cho các bác sĩ thực hiện

Liều lượng

Liều dùng thông thường của thuốc Ceftazidime Panpharma cho người lớn và trẻ em như sau:

Người lớn: 8 giờ 1g hoặc 12 giờ 2g. Những trường hợp bị suy giảm chức năng gan cũng không cần điều chỉnh liều lượng. Còn đối với những bệnh nhân bị suy thận thì có thể tham khảo liều dùng sau đây:

  • 50-31 | 1 gam |12 giờ một lần ( Độ thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều gợi ý |Tần suất dùng)
  • 30-16 | 1 gam |24 giờ một lần
  • 15-6 | 500 mg | 24 giờ một lần
  • <5 | 500 mg | 48 giờ một lần

Trẻ em:

  • 0-4 tuần: 30 mg/kg tiêm tĩnh mạch | 12 giờ một lần
  • 1 tháng đến 12 tuổi: 30-50 mg/kg tiêm tĩnh mạch tối đa 6g/ngày | 8 giờ một lần

Người cao tuổi: không quá 3g/ ngày, nhất là với những người trên 70 tuổi.

 

Thận trọng khi dùng thuốc Ceftazidime Panpharma

Chống chỉ định dùng thuốc Ceftazidime Panpharma với những bệnh nhân:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc này
  • Có tiền sử dị ứng thức ăn lạ, hóa chất,..
  • Người đang điều trị viêm ruột kết giả mạc
  • Nên giảm liều đối với bệnh nhân suy thận. Vì nếu để nồng độ cao dễ gây co giật, mất cân bằng.
  • Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tiêu chảy, tả, kiết lỵ
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú: có rất nhiều bà bầu phản hồi thuốc này tốt nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh và khẳng định thuốc này không gây hại cho thai nhi, trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú chỉ nên dùng trong trường hợp thực sự cần thiết và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Những thông tin trên chỉ nên để tham khảo, không nên áp dụng theo mà không hỏi ý kiến của các bác sĩ. Nếu dùng mà không được sự cho phép của các bác sĩ thì phải tự chịu mọi trách nhiệm nếu sự cố không may xảy ra.

Theo: Cao đẳng Y Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/