Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc Codein phosphat


Codein phosphat được chỉ định trong điều trị tình trạng đau vừa và nhẹ, bên cạnh đó thuốc cũng được dùng điều trị ho khan. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng điều trị các trường hợp ho nặng

Codein phosphat là thuốc gì?

Codein phosphat (hay còn gọi là Codein) là thuốc được chỉ định điều trị tình trạng đau nhẹ và vừa. Codein phosphat cũng được dùng để trị ho khan.

codein phosphat-1

Codein phosphat được chỉ định điều trị tình trạng đau vừa và nhẹ.

Thành phần của thuốc chính là Codein phosphat, thuốc được bào chế theo dạng viên nén, ống tiêm, thuốc nước và dung dịch uống với hàm lượng được quy định như sau:

  • Codein phosphat dạng viên nén: 15mg, 30mg và loại 60mg.
  • Dạng ống tiêm: gồm các loại 15mg/ml, 30mg/ml, 60mg/ml, 600mg/ml, 1200mg/ml.
  • Codein phosphat dạng siro: 25mg/ml.
  • Thuốc nước: 3mg, 15mg/5ml.
  • Dung dịch uống: Codein phosphat 5mg, dicyclomine hydroclorid 2,5mg, kali clorid 40mg, natri clorid 50mg, natri citrat 50mg/5 ml.
  • Dạng dịch treo: Codein phosphat 5mg, kaolin nhẹ 1,5g/ml.

Tác dụng của thuốc Codein phosphat

Codein là methylmorphin, nhóm methyl thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử morphin. Do đó, Codein có tác dụng dược lý tương tự morphin đó là giảm đau và giảm ho.

Codein phosphat có tác dụng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa. Đặc biệt, nếu kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid có tác dụng giảm đau và giảm táo bón.

Codein phosphat cũng có tác dụng giảm ho khan, bằng cách làm khô dịch tiết đường hô hấp đồng thời làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng trong điều trị các cơn ho nặng.

Ngoài ra, Codein cũng có thể giảm nhu động ruột, có thể điều trị tình trạng tiêu chảy do bệnh thần kinh tiểu đường, nhưng thuốc không có tác dụng với tình trạng tiêu chảy cấp và tiêu chảy do vi khuẩn.

> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều dùng thuốc Codein phosphat như thế nào?

Liều dùng thuốc Codein phosphat tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ của tình trạng bệnh, bác sĩ (dược sĩ) sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

*Liều dùng đối với người lớn:

- Điều trị đau nhẹ và vừa:

  • Codein dạng uống: liều dùng từ 15 - 60mg/ngày, liều tối đa là 240mg/ngày. Nếu cần thiết có thể được chỉ định dùng 30mg/lần và cách nhau 4 giờ.
  • Codein tiêm bắp: liều dùng để tiêm bắp từ 30-60mg/lần và thời gian tiêm cách nhau 4 giờ.

- Điều trị ho khan: dùng từ 10 - 20mg mỗi lần và chia từ  3 - 4 lần/ngày nhưng liều dùng không vượt quá 120 mg/ngày. Hoặc có thể dùng thuốc nước liều lượng là 15mg/5ml.

*Liều dùng đối với trẻ em:

- Đau nhẹ và vừa: liều dùng với trẻ em từ 1 - 12 tuổi là 3mg/kg/ngày và chia thành 6 liều nhỏ.

- Điều trị ho khan:

  • Liều dùng đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi dùng mỗi lần là 3mg và chia thành 3 - 4 lần (dạng thuốc nước là 5mg/5ml).
  • Trẻ em từ 5 - 12 tuổi, liều dùng là 5 - 10mg/lần và chia đều 3 - 4 lần mỗi ngày nhưng không vượt quá 60mg/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Codein phosphat

Thuốc Codein phosphat có thể gây ga một số tác dụng phụ sau đây:

- Những tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Bệnh nhân dùng thuốc có triệu chứng phản ứng phản vệ, ảo giác, mất phương hướng, thậm chí co giật;
  • Rối loạn thị giác;
  • Suy tuần hoàn;
  • Người bệnh cũng có biểu hiện đỏ mặt, mệt mỏi, toát mồ hôi.

- Những tác dụng phụ ít gặp:

  • Người bệnh có phản ứng dị ứng gồm ngứa ngáy, nổi mề đay;
  • Suy hô hấp;
  • Co thắt ống mật;
  • Một số bệnh nhân còn có biểu hiện đau dạ dày;
  • Có cảm giác lo lắng, bồn chồn.

- Những phản ứng phụ thường gặp:

  • Người bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt và khát nước;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Táo bón;
  • Lượng tiểu tiện thay đổi;
  • Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, mạch có thể nhanh hoặc chậm;
  • Hạ huyết áp thế đứng;
  • Có cảm giác lo lắng, bồn chồn…

Thận trọng dùng Codein phosphat khi nào?

Khi dùng thuốc Codein phosphat cần thận trọng với các trường hợp sau đây:

- Cần thận trọng khi dùng Codein phosphat đối với các bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp như hen, khí phế thủng.

- Những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận, người có tiền sử nghiện thuốc.

- Không dùng Codein phosphat

để giảm ho trong các bệnh nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đờm mủ.

-  Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần xin chỉ định của bác sĩ (dược sĩ) trước khi dùng thuốc.

- Không dùng Codein phosphat đối với những người dị ứng với các thành phần của thuốc. Trường hợp dị ứng với các loại thuốc khác cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Khả năng tương tác của thuốc Codein phosphat

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

codein phosphat-2

Codein phosphat có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các thuốc khác.

- Tác dụng giảm đau của Codein phosphat có thể tăng lên khi phối hợp với aspirin và Paracetamol, tuy nhiên thuốc lại giảm tác dụng hoặc thậm chí mất tác dụng nếu kết hợp với Quinidin.

- Codein cũng làm giảm chuyển hóa Cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.

- Bên cạnh đó, cũng không kết hợp Codein phosphat với các dung dịch chứa Aminophylin, Amoni Clorid, Natri amobarbital, Natri pentobarbital, Natri phenobarbital, Natri methicillin, Natri nitrofurantoin, Natri clorothiazid, Natri bicarbonat, Natri iodid, Natri thiopental, Natri heparin.

- Ngoài ra, cũng không uống các chất kích thích như rượu, bia khi đang dùng thuốc Codein phosphat vì có thể làm gia tăng các tác dụng phụ không mong muốn.

Những thông tin về thuốc Codein phosphat mới dừng ở mức khái quát, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ (dược sĩ), hoặc liên hệ với Cao đẳng Y dược Hà Nội theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/