Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng bất ngờ từ việc tắm nắng buổi sáng


Tắm nắng buổi sáng sẽ đem đến rất nhiều tác dụng cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên không đạt được hiệu quả nếu tắm nắng sai cách hoặc chưa đúng thời điểm. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của việc này? Tắm nắng buổi sáng cho trẻ sơ sinh như thế nào?..  qua bài viết dưới đây!

Tắm nắng buổi sáng là cách dễ dàng nhất để  bổ sung Vitamin D giúp trẻ em hạn chế bệnh còi xương. Do khi tia cực tím trong ánh nắng chiếu vào da sẽ làm chuyển hợp chất này thành Vitamin D bằng việc phá vỡ liên kết phân tử giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho.

1. Tắm nắng buổi sáng có tác dụng gì?

Nếu bạn biết tắm nắng đúng cách với thời gian hợp lý sẽ giúp sản sinh Vitamin D và nhờ đó giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các chứng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh được rất nhiều bệnh ung thư như phổi, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt…

Tắm nắng  sẽ rất tốt cho tim, nhờ vào ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích và giải phóng nitric oxide trong cơ thể, thấm vào máu và làm giãn các tế bào làm ổn định hơn tình trạng huyết áp từ đó hạn chế  các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Khi tiếp xúc với ánh nắng, dây thần kinh thị giác sẽ truyền tải tín hiệu đến nào và tạo ra melatonon (đây là một hormone tạo giấc ngủ ngon) hay nói cách khác tắm nắng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó hoạt động tắm nắng cũng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trường hợp những trẻ được cung cấp đủ Vitamin D trong nhiều năm khi đến tuổi trưởng thành sẽ giúp giảm tới 80% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1.

Ngoài ra, tắm nắng còn có một số tác dụng khác như giúp làn da đẹp và khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tinh thần vui tươi và sảng khoái, có tác dụng ổn định huyết áp và tốt cho hệ tim mạch.

tam-nang-buoi-sang
Tắm nắng buổi sáng đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho cơ thể

Tắm nắng buổi sáng có đen da không?

Thực tế cho thấy ánh nắng buổi sáng sớm sẽ ít gây ra khả năng ung thư da đối với làn da, tuy nhiên nắng sớm vẫn có thể làm sạm da, da đen hơn bình thường.

Bất kể thời điểm nào thì ánh nắng mặt trời cũng chứa tia UVA, UVB. Do các tia cực tím này đã khiến cho làn da của bạn sạm đen. Vào buổi sáng thì cường độ tia cực tím có những khá yếu nên nguy cơ bị cháy nắng sẽ ít hơn những lúc nắng gắt.

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Tắm nắng buổi sáng đúng cách

Thời điểm tắm nắng sẽ là điều cần chú ý nhất trong việc tắm nắng vào buổi sáng. Để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên tắm nắng vào buổi sáng lúc trước 9 giờ. Vì trong khoảng thời gian này thì do các tia tử ngoại và tia cực tím còn yếu nên sẽ giảm bớt tình trạng sạm da và làm cho quá trình trao đổi  chất trong cơ thể được thúc đẩy nhanh hơn và cung cấp Vitamin D với một số lượng lớn.

Còn trường hợp bạn không thể tắm nắng vào buổi sáng thì có thể tắm nắng vào buổi chiều trong khoảng thời gian là sau 4 giờ. Đây sẽ là lúc ánh nắng mặt trời có chứa nhiều Vitamin D để cung cấp cho cơ thể và đồng thời hỗ trợ sự phát triển của khung xương và góp phần giúp da thêm khỏe mạnh, tự nhiên.

Khi mới bắt đầu tắm nắng chỉ nên phơi nắng trong khoảng 5 – 10 phút để làn da dần làm quen với ánh nắng mặt trời và sẽ kéo dài thời gian tắm nắng ở những lần tắm sau.

Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì những tia nắng lúc này thường gắt và có hại, ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nguy cơ ung thư da. Tắm nắng nên tắm trực tiếp và phải tắm cả lưng, chân và đầu. Để da không bị cháy nắng nên sử dụng kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ mắt. Tuyệt đối không được lạm dụng việc tắm nắng vì nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và tăng khả năng bị ung thư da.

tam-nang-buoi-sang
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh cần phải đúng cách để đạt hiệu quả và an   toàn

3. Hướng dẫn tắm nắng buổi sáng cho trẻ sơ sinh

Việc tắm nắng buổi sáng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn, bên cạnh đó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch  cho trẻ để chống trọi  lại nhiều bệnh tật.

Sau khi sinh khoảng 1 tuần là trẻ đã có thể tắm nắng được. Thời gian phù hợp cho bé tắm nắng là vào khoảng 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Vào những thời điểm này thì các tia nắng có hại sẽ yếu và không thể gây hại nên da bé.

Khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh cần đội mũ, đeo kính râm và hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu  thẳng vào phần đầu và mắt của trẻ, chỉ nên để lộ một phần da chân, tay, lưng, bụng. Những ngày đầu tắm nắng chỉ nên cho trẻ tắm trong khoảng thời gian ngắn và sẽ tăng thêm thời lượng dài hơn vào các ngày sau đó để trẻ quen dần hơn.

4. Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Để việc tắm nắng trở nên an  toàn và hiệu quả hơn đối với trẻ thì các bậc cha mẹ cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Cần ghi nhớ khoảng thời gian tắm hàng ngày cho trẻ và mỗi lần tắm không nên quá 20 phút để tránh các tia cực tím hoạt động xấu lên làn da non nớt của trẻ.
  • Tránh tia cực tím nên một số bộ phận của trẻ như gáy, mắt, vùng sinh dục… bằng cách dùng vải mềm hoặc quần áo của trẻ che lên những vị trí đó.
  • Trong suốt quá trình tắm nắng cha mẹ nên trò chuyện, vui đùa cùng con, massage nhẹ nhàng và vuốt ve để trẻ không cảm thấy sợ hãi mà sẽ cảm nhận được sự thoải mái và không quấy khóc.
  • Tắm nắng cho trẻ trực tiếp dưới ánh nắng chứ không nên tắm nắng qua cửa kính. Vì như vậy cửa kính đã cản hết những tia nắng đem lại tác dụng cho cơ thể.
  • Mẹ nên cho trẻ bú sau khi tắm để bù lại lượng nước đã mất vì có thể trẻ bị toát mồ hôi khi tắm nắng.
  • Dừng việc tắm nắng ngay khi trẻ có các biểu hiện khác thường trên da như nổi mẩn đỏ. Hoặc đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để thăm khám  để yên tâm hơn.

Qua bài chia sẻ của Cao Đẳng Y Hà Nội ở trên chắc hẳn bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về tắm nắng buổi sáng. Hy vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn tắm nắng an toàn và hiệu quả.