Vitamin K là một loại Vitamin tan trong chất béo và có vai trò rất quan trọng cho cơ thể mỗi người. Vậy để hiểu rõ hơn những tác dụng của Vitamin K thì bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Vitamin K là một tên gọi chung của một nhóm các loại Vitamin K, trong đó cụ thể bao gồm các loại như:
Vitamin K1: Có tên gọi là phytonadione. Loại này thường có sẵn trong các thực phẩm rau xanh như rau lá xanh, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và bắp cải, cà chua, rau má…
Vitamin K2: Có tên gọi là menaquinone được tạo ra bởi các vi khuẩn có lợi sống trong ruột con người. loại Vitamin này có tác dụng trong việc ngăn ngừa và đảo ngược quá trình vôi hóa động mạch dẫn đến các vấn đề liên quan đến tim. Một sỗ thực phẩm có chứa nhiều Vitamin K2 như cá, trứng, sữa lên men (sữa chua hoặc các chế phẩm từ sữa khác) và cũng được sản xuất bởi vi khuẩn trong ruột của chúng ta.
Vitamin K3: Có tên gọi là menadione. Đây là loại Vitamin được tổng hợp từ các phản ứng hóa học và thường được dùng làm thuốc. Tuy nhiên loại Vitamin này có độc tính hơn so với 2 loại Vitamin nói trên.
1. Vitamin K có tác dụng gì?
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Vitamin K hoạt động bằng cách mang canxi ra khỏi các động mạch và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám cứng nguy hiểm trên thành động mạch. Chính nhờ vào hoạt động này mà Vitamin K có tác dụng hạn chế nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau tim là ngăn ngừa vôi hóa các động mạch.
Bên cạnh đó Vitamin K còn có khả năng tăng đàn hồi thành mạch máu vì tính đàn hồi sẽ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và đây là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau tim và tai biến mạch máu não.
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin K là một chất dinh dưỡng có tác dụng hạn chế viêm và bảo vệ tốt các tế bào mạch máu bao gồm cả tĩnh mạch và động mạch. Do đó việc bổ sung hàm lượng Vitamin K là điều quan trọng để duy trì huyết áp ổn định và giảm nguy cơ bị ngừng tim.
Cải thiện mật độ xương
Vitamin K có thể duy trì canxi xương, giảm nguy cơ loãng xương nhờ vào khả năng làm tăng lượng protein.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Vitamin K không chỉ có thể làm tăng mật độ khoáng xương mà còn giúp làm giảm tỷ lệ gãy xương ở những người loãng xương.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Dấu hiệu nhận biết ung thư da và cách phòng ngừa mà bạn cần biết
- Ho khạc ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm
- Bật mí cách chữa rụng tóc ở nữ giới hiệu quả và an toàn
Giúp cải thiện các triệu chứng của kinh nguyệt
Vitamin K làm giảm triệu chứng đau bụng kinh bằng việc điều chỉnh chức năng của kích thích tố. Do Vitamin K là một trong những loại Vitamin đông máu và giúp làm giảm chảy máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngược lại đối với trường hợp thiếu Vitamin K thì sẽ làm cho các triệu chứng này càng trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn.
Chống ung thư
Theo các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội thì Vitamin K là một chất có tác dụng chống ung thư tự nhiên, ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng, dạ dày, mũi, vòm họng và khoang miệng.
Việc sử dụng liều lượng cao Vitamin K sẽ làm ổn định được tình trạng bệnh, cải thiện chức năng gan của bệnh nhân ung thư gan.
Khẩu phần ăn có chứa nhiều thực phẩm giàu Vitamin K có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do tim mạch và ung thư.
Tác dụng đối với da
Vitamin K có tác dụng gì đối với da? Đây là câu hỏi cần được giải đáp của rất nhiều chị em phụ nữ. Có rất nhiều chị đẹp hiện nay bị xuất hiện quầng thâm ở mắt do tình trạng thiếu ngủ, dị ứng, di truyền hoặc thiếu lượng máu di chuyển đến vị trí này. Không cần quá lo lắng mà hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Vitamin K để giúp làm mờ quầng thâm quanh mắt.
Vitamin K còn có khả năng bảo vệ làn da khỏi những dấu hiệu của sự lão hóa như xuất hiện nếp nhăn ở trán, mắt hoặc làn da có dấu hiệu chảy xệ.
Duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng
Vitamin K là một Vitamin tan trong chất béo và có vai trò trong quá trình hình thành khoáng hóa xương và răng nên sẽ hạn chế tốt các vết sâu răng, các triệu chứng có liên quan đến bệnh nướu răng.
Bên cạnh đó chế độ ăn đầy đủ các Vitamin và khoáng chất sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại sống trong khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn phá hoại men răng và cung cấp những loại khoáng chất phù hợp để duy trì hàm răng chắc khỏe.
2. Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt Vitamin K
Trường hợp bị thiếu hụt Vitamin K sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Để ngăn ngừa những tình trạng đó có thể xảy ra thì tham khảo các biểu hiện thiếu hụt Vitamin K tại đây:
Thường xuyên bị chảy máu bất thường như chảy máu mũi, chảy máu chân răng và dễ dàng bị xuất hiện các vết bầm tím. Tình trạng chảy máu nhiều cũng có thể xuất hiện ở các vết thương, vị trí tiêm hoặc những nơi thực hiện phẫu thuật.
Thời kỳ kinh nguyệt bị kéo dài hơn bình thường, kèm theo đó là các triệu chứng đau bụng và lượng máu ra nhiều hơn.
Giai đoạn loãng xương diễn ra sớm hơn.
Ai có nguy cơ bị thiếu Vitamin K?
Những trường hợp có nguy cơ cao mắc các triệu chứng Vitamin K như:
Người mắc các bệnh về đường ruột bao gồm: hội chứng ruột kích thích mãn tính (IBS), hội chứng ruột rò rỉ hoặc bệnh viêm ruột. Do cơ thể khó khăn hấp thu Vitamin K khi mắc những bệnh lý ở trên.
Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng: Bữa ăn hàng ngày không cunng cấp đủ hàm lượng Vitamin K1, K2 dẫn đến tình trạng thiếu Vitamin K.
Có tiền sử mắc các bệnh lý như: Bệnh đường mật, bệnh gan, nhạy cảm với gluten hoặc bệnh celiac cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin K.
Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách hoặc quá lạm dụng trong một thời gian dài.
Người bệnh đang trong quá trình dùng thuốc điều trị chống đông, giảm mỡ máu.
Trường hợp bị bỏng nặng.
3. Hàm lượng Vitamin K bao nhiêu một ngày là đủ?
Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi của mỗi người mà sẽ bổ sung hàm lượng vừa đủ. Vì nếu sử dụng thiếu hoặc thừa Vitamin K đều không tốt cho sức khỏe. Theo Khoa Thực phẩm và Dinh dưỡng tại Viện Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo lượng vitamin K hàng ngày như sau:
- Trẻ sơ sinh:
- 0 – 6 tháng: 2,0 mcg / ngày
- 7 – 12 tháng: 2,5 mcg / ngày
- Trẻ em:
- 1 – 3 năm: 30 mcg / ngày
- 4 – 8 tuổi: 55 mcg / ngày
- 9 – 13 tuổi: 60 mcg / ngày
- Thanh thiếu niên và người lớn:
- Nam và nữ tuổi từ 14 – 18: 75 mcg / ngày
- Nam và nữ từ 19 tuổi trở lên: 90 mcg / ngày
4. Vitamin K có trong những thực phẩm nào?
Thực phẩm sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt các Vitamin K. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao thì nên hấp thu Vitamin K cùng với chất béo. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin K như:
- Cải bó xôi: Trong rau cải bó xôi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có chứa hàm lượng lớn vitamin K
- Húng quế: Húng quế có chứa rất nhiều vitamin K. Giúp cơ thể có đủ hàm lượng Vitamin K trong một ngày thì chỉ cần dùng một lượng nhỏ.
- Cải xoăn: Cải xoăn rất giàu vitamin K, bên cạnh đó còn giúp giảm cholesterol và phòng ngừa ung thư.
- Bắp cải: Bắp cũng cũng chứa nhiều vitamin K, tuy nhiên không chứa nhiều hàm lượng bằng cải bó xôi.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin, trong đó bao gồm vitamin K.
Thông qua bài viết về Vitamin K có tác dụng gì? Hy vọng các bạn biết cách dùng vitamin K tốt cho việc điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc nào về cách dùng, liều dùng của Vitamin K thì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. Hãy theo dõi các bài viết với những thông tin hữu ích khác ở trang nữa nhé bạn đọc!