Canxi là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể, đó đó nếu thiếu canxi sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có triệu chứng tụt canxi máu. Bệnh tụt canxi máu là gì? dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Có gây nguy hiểm không?... Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết. Mời bạn đọc theo dõi!
Tụt canxi hay có tên gọi khác hạ canxi máu. Đây là tình trạng trong đó có nồng độ canxi ở trong phần dịch của máu hoặc huyết tương thấp hơn mức trung bình. Hiện tượng khá phổ biến ở những đối tượng thiếu canxi như: suy dinh dưỡng, ăn uống không đủ canxi, mắc các bệnh lý tuyến giáp, suy thận…
1. Nguyên nhân gây hạ canxi máu
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tụt canxi máu là những người có tiền sử mắc bệnh lý suy tuyến giáp. Các biểu hiện xảy ra là khi cơ thể tiết ra lượng hormone tuyến cận giáp ít hơn trung bình. Do mức hormone tuyến cận giáp thấp nên kéo theo đó là mức canxi trong cơ thể cũng bị kéo xuống thấp. Bệnh lý này có thể là do di truyền hoặc do hệ lụy của việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc ung thư đầu và cổ.
Một số các nguyên nhân khác gây hạ canxi máu bao gồm:
- Chế độ ăn uống của người bệnh không được cung cấp đủ canxi hoặc Vitamin D.
- Cơ thể bị nhiễm trùng ở một số vị trí khác nhau.
- Thiếu hụt magie, viêm tụy cấp, giảm albumin máu, tăng photpho máu.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc quá lạm dụng thuốc như phenytoin, phenolarbital, rifampin…
- Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tụt canxi như thường xuyên lo lắng chịu áp lực về công việc, cuộc sống.
- Có tiền sử mắc các bệnh lý về thận.
- Các triệu chứng về đường tiêu hóa như rối loạn đường ruột, táo bón, tiêu chảy… làm cản trở quá trình hấp thụ canxi đúng cách.
- Trong cơ thể người bệnh có các khối ung thư đang được lan rộng.
- Tập thể dục với cường độ quá mạnh và sau đó dừng đột ngột.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Cách xử lý vết trầy chân do bị té xe nhanh chóng lành và không để lại sẹo
- Tác dụng của rau răm là gì? Có những lưu ý và tác hại gì cần tránh?
- Cắt mí mắt bao lâu hết sưng, lành, đẹp và tự nhiên
- Ngoài những nguyên nhân gây ra bệnh ở trên thì còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc triệu chứng hạ canxi như:
- Người mắc bệnh viêm tụy.
- Có các tiền sử bệnh lý như suy gan, suy thận.
- Thường xuyên mắc các rối loạn lo âu.
- Có các triệu chừng bị rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc bệnh do cơ thể trẻ chưa được phát triển đầy đủ, đặc biệt là ở những trẻ được sinh ra khi mẹ bị mắc tiểu đường.
2. Triệu chứng của bệnh bị tụt canxi
Người bệnh sẽ biết được mình đang có các dấu hiệu của bệnh tụt canxi nhờ dựa vào những biểu hiện như:
- Toàn thân xuất hiện các cơn co giật. Trong những trường hợp nặng có thể gây co giật nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Cảm thấy các chi bị tê bì. Cơ co bóp và không tự chủ làm cho cơ thể đau đớn khi bị cử động.
- Rối loạn nhịp tim.
- Các cơ thanh quản bị duỗi cứng gây ra hiện tượng khó thở, suy hô hấp.
- Có các triệu chứng của huyết áp thấp.
- Trí nhớ bị rối loạn và có khi bị suy giảm.
- Tâm trạng thường xuyên thay đổi, lo âu, trầm cảm hoặc trong người thấy bồn chồn, khó chịu.
- Ở những trường hợp trẻ sơ sinh thì sẽ gây ra các ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra co giật hoặc run.
- Bụng đau giống như chuột rút, đái dắt.
Triệu chứng tụt canxi của mỗi người sẽ không giống nhau, do đó nếu bạn có thắc mắc thì hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác, chi tiết.
3. Tụt canxi máu có nguy hiểm không?
Trong trường hợp người bệnh thường xuyên bị các triệu chứng hạ máu canxi mà không được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, ở cả trẻ em và người lớn:
- Trẻ em và người lớn đều có nguy cơ bị loãng xương, kém phát triển và có nguy cơ xảy ra các triệu chứng hạ canxi máu nặng hơn rất nhiều.
- Hạ canxi có thể gây đục thủy tinh thể ở người lớn hoặc đối với trẻ em sẽ gây chậm tăng trưởng, còi xương.
- Hạ canxi có thể gây ra các triệu chứng như dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, bàn cổ chân, đau cơ lan tỏa, co cứng cơ vùng mặt, tay, chân.
Chính vì các nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra thì nên điều trị sớm tình trạng này là việc làm vô cùng cần thiết đối với cả trẻ em và người lớn.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị tụt canxi
- Khi bạn gặp trường hợp bị hạ canxi thì bạn phait hết sức bình tĩnh, đưa người bệnh vào chỗ mát nằm và nghỉ ngơi.
- Tiếp đến vỗ vào 2 bên má của người bệnh để giữ kiểm soát tốt xem bệnh nhân còn tỉnh táp hay không. Nếu người bệnh bị ngất thì bạn hãy ấn huyệt nhân trung (vị trí giữa mũi và miệng).
- Nếu người bệnh có mang theo canxi dạng viên sủi hoặc bạn tìm kiếm được quanh đó thì hãy pha vào cốc nước. Cho bệnh nhân uống khi thuốc đã được hòa tan.
- Trong trường hợp người bệnh bị cứng miệng không tự mở ra được thì hãy dùng thìa bón vào miệng người bệnh.
- Trường hợp nặng nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
4. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hạ canxi máu
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Một số những kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán bệnh như:
- Xét nghiệm nồng độ canxi trong máu: Kỹ thuật chẩn đoán này là quan trọng nhất để đưa ra kết quả có bị chứng hạ canxi máu hay không.
- Kiểm tra tóc, da, cơ bắp: Dựa vào tình trạng của tóc, da, cơ bắp cũng có thể chẩn đoán được mức độ hạ canxi máu trên bệnh nhân.
- Kiểm tra tâm thần: nếu thấy kết quả người bệnh mắc các triệu chứng mất trí, ảo giác, sự nhầm lẫn,... thì đó cũng có thể đưa ra tình trạng hạ canxi máu của người bệnh.
- Khám thần kinh: dấu Chvostek, dấu Trousseau, tình trạng co giật, rối loạn tri giác,... là những biểu hiện của hạ canxi máu.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ hạ canxi máu để đưa ra hướng điều trị cho phù hợp hơn, cụ thể như:
- Trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt canxi: Bổ sung canxi bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch ở dạng muối carbonat hay gluconat…
- Trường hợp thiếu hụt Vitamin D do suy tuyến cận giáp: Bổ sung Vitamin D dạng colecalciferol, calcitriol... qua đường ống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.
- Trường hợp hạ canxi máu do thiếu hụt Maggie: Bổ sung Magie ở dạng muối lactat hay chlorit... qua đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.
- Trường hợp hạ canxi máu do thiếu hụt hormonne tuyến cận giáp: Bổ sung các chế phẩm tương tự hormon tuyến cận giáp.
- Ngoài việc dùng các loại thuốc để điều trị cho người bệnh mắc triệu chứng hạ canxi huyết thì nên xây dựng chế độ ăn uống khoa hoặc và thường xuyên bổ sung đầy đủ lượng canxi từ các nguồn thực phẩm như tôm, cua, sò, mực,... hay sữa và các chế phẩm từ sữa. Chỉ nên bổ sung viên canxi khi có chỉ định của bác sĩ.
- Chú ý bổ sung thêm các thực phẩm như đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ, đậu xanh, sung khô vào thực đơn hàng ngày để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Bạn cũng nên dành thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời để làm tăng lượng vitamin D. Lượng vitamin D cần thiết đối với mỗi người sẽ khác nhau. Bạn hãy chắc chắn sử dụng kem chống nắng nếu đang ở dưới ánh mặt trời trong một thời gian dài.
- Cùng với đó nên hạn chế các thói quen xấu như uống cà phê, rượu bia, thuốc lá.. vì nó có thể làm cản trở quá trình hấp thu canxi vào cơ thể.
Hy vọng những thông tin trên đây, do Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội chia sẻ sẽ bạn đọc nhận thức một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác nhất về hiện tượng tụt canxi máu, từ đó mọi người có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng xảy ra.