Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phụ nữ mang thai có được dùng Canxi gluconate không?


Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định thuốc Canxi gluconate gây hại cho phụ nữ mang thai, cho con bú. Tuy nhiên, dược sĩ đến từ Trường Cao đẳng Dược Hà Nội khuyến cáo không nên tự ý dùng khi chưa được bác sĩ đồng ý vì tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho cơ thể.

calcium-gluconate-

Tiêm truyền calcium-gluconate để bổ sung canxi kịp thời

Canxi gluconate là gì?

Thuốc Canxi gluconate thường được dùng để bổ sung canxi cho những bệnh nhân bị canxi huyết thấp, còi xương, loãng xương, suy tuyến cận giáp hoặc một số bệnh khác  do chế độ ăn uống hằng ngày không đủ. Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, mãn kinh - những trường hợp có có nhu cầu canxi tăng cũng nên dùng. Tuy nhiên, thai nhi hoặc trẻ nhỏ có thể bị ảnh hưởng nếu người mẹ dùng thuốc không theo chỉ định, do đó phụ nữ cần thận trọng.

Như chúng ta đã biết, canxi có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể, nhất là các tế bào thần kinh, xương và cơ. Khi máu không đủ canxi thì buộc cơ thể phải lấy từ xương làm yếu xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và phốt pho. Để duy trì sự chắc khỏe cho xương, ngoài bổ sung canxi thì cần kết hợp thêm vitamin D và phốt pho.

Cách sử dụng thuốc Canxi gluconate

Bạn có thể uống Canxi gluconate nguyên viên kèm thức ăn hoặc không. Trước khi sử dụng, nhớ đọc kỹ hướng dẫn. Để thuốc được hấp thu tốt nhất, nên chia thành nhiều lần trong ngày và không ăn thực phẩm có vị chua.

Với những viên dạng nhai, bắt buộc phải nhai thật kỹ trước khi nuốt. Với dạng viên sủi, hãy để thuốc hòa tan trong một cốc nước trước khi uống; không được nhai hay nuốt cả viên. Với dạng dung dịch, sử dụng thiết bị đo liều đặc biệt; không dùng muỗng ăn vì đo không chính xác.

Để phát huy tác dụng, phải dùng thường xuyên, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm. Dùng thuốc này thường xuyên để thuốc phát huy tác dụng cao nhất. Để giúp bạn nhớ, dùng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Nếu quên uống một liều nào đó, hãy uống càng sớm càng tốt. Nhưng nếu nhớ ra khi đã cận kề với lần uống tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, chỉ được sử dụng liều kế tiếp như đã lên lịch từ trước, không dùng 2 liều để bù. Trường hợp quá liều, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Liều lượng bao nhiêu?

Liều dùng của thuốc Canxi gluconate được xác định dựa trên tình trạng sức khỏe nói chung, mức độ bệnh, thậm chí cả chiều cao và cân nặng. Không có một liều nào dùng chung cho tất cả mọi người. Vì vậy, tất cả những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể tốt bằng lời khuyên của các chuyên gia Y tế.

- Đối với người lớn điều trị chứng hạ canxi: có thể dùng 500 – 2000mg một lần với vận tốc không được quá 0,5 – 2 ml/phút.  Những trường hợp nặng có thể tăng liều nhưng nhớ theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể sử dụng lặp lại tương tự trong vòng một khoảng thời gian ngắn cho đến khi đạt được nồng độ canxi ưng ý.

- Những người bị tăng magie huyết: 1000 – 2000mg (10 – 20ml) truyền tĩnh mạch với vận tốc không được vượt 0,5 – 2 ml/phút. Sau đó hãy lặp lại với liều tương tự cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Điều trị tăng kali huyết: 500 – 3000mg (5 – 30ml) theo đường tiêm tĩnh mạch với tốc độ tương tự. Những bệnh nhân đang mắc tăng kali huyết không có sóng P có thể dùng với liều như trên nhưng cần theo dõi điện tâm đồ.Việc sử dụng canxi không làm giảm nồng độ kali huyết thanh, nhưng chống lại sự tác động của tăng kali huyết ở tim.

- Đối với những người mắc bệnh loãng xương: 1000 – 1500 mg/ngày uống nhiều lần.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ điều trị chứng canxi huyết: uống 400mg/ngày hoặc tiêm 3 – 4 mEq/kg/ngày.
  • Trẻ bị tăng kali huyết: tiêm: 200 – 800 mg/kg/4 lần/ ngày hoặc uống 500 – 1500 mg/kg/ngày chia làm 4 – 6 lần.
  • Trẻ em bị hạ canxi 45 – 65 mg/kg/ngày chia làm 4 lần hoặc 500 – 725 mg/kg/ngày chia làm 3 – 4 lần dưới dạng mg Canxi Gluconat.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

calcium-gluconate

Giá thuốc calcium gluconate là bao nhiêu?

>>> Clorpheniramine có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

>>> Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Cordarone

>>> Sử dụng thuốc calcitonin có nguy cơ mắc bệnh ung thư?

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng canxi gluconate?

Một số tác dụng phụ của thuốc canxi gluconate bạn có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc là:

  • Cảm giác buồn nôn và nôn mửa
  • Thèm ăn, hay bị táo bón
  • Khát nước, khô miệng
  • Thường xuyên đi tiểu

Ngoài ra còn có những tác dụng ngoại ý khác. Không phải ai cũng mắc nhưng nếu gặp bất kỳ triệu chứng lạ nào cần ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Những lưu ý trước khi sử dụng canxi gluconate

Chống chỉ định dùng canxi gluconate cho những bệnh nhân:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc này hoặc hóa chất.
  • Đang mắc vấn đề khác về sức khỏe như: sỏi thận, rối loạn tuyến cận giáp,... và đang dùng bất kỳ loại thuốc nào đó.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người dự định có thai hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
  • Đối tượng sử dụng là người già hoặc trẻ em

- Tương tác thuốc canxi gluconate  có thể làm gia tăng các tác dụng phụ hiếm gặp hoặc làm giảm sự hấp thu của thuốc. Do đó, hãy liệt kê danh sách một loạt các loại thuốc đang dùng hoặc đã ngừng trong thời gian gần đây cho bác sĩ biết. Bao gồm thực phẩm chức năng, thảo dược tự nhiên, thuốc kê hoặc không kê toa.  Đặc biệt là:

  • Thuốc kháng axit hoặc thuốc bổ sung canxi;
  • Calcitriol (Rocaltrol) hoặc thuốc bổ sung vitamin D;
  • Digoxin (Lanoxin, Lanoxicaps);
  • Doxycycline (Doryx, Oracea, Periostat, Vibramycin), minocycline (Dynacin, Minocin, Solodyn), hoặc tetracycline (Ala-Tet, Brodspec, Panmycin, Sumycin, Tetracap).

Bên cạnh đó, bạn phải tuân thủ đúng chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đã khuyên nhủ đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, từ bỏ thuốc lá vì chúng rất có hại với sức khỏe.

Để thuốc lâu bị biến chất cũng cần bảo quản đúng cách, giữ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh độ ẩm, không để ở nhà tắm, tủ lạnh; đặt xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi. Có thể liên hệ tới 

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/