Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nóng dạ dày nên ăn gì và cách điều trị ra sao?


Xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh nóng dạ dày sẽ khiến cho việc điều trị trở lên dễ dàng hơn. 

Nóng dạ dày là cảm giác dạ  dày đau nóng rát,  đây là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Triệu chứng này thường là do một số thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt làm cho dạ dày có cảm giác nóng rát.

1. Nguyên nhân gây nóng dạ dày

Hiểu rõ được nguyên nhân bị nóng dạ dày sẽ giúp bạn  tránh gặp tình trạng này, cụ thể như:

  • Ăn nhiều đồ cay, nóng: Những loại thực phẩm này sẽ khiến nhiệt độ trong dạ dày tăng cao làm cho chứng nóng dạ dày xuất hiện nhanh chóng và thường xuyên. Đặc biệt là các đồ ăn chứa nhiều ớt, hạt tiêu, sa  tế…
  • Hút thuốc, uống  rượu, bia và các chất kích thích khác: các thành phần trong thuốc lá đặc biệt là khói thuốc sẽ làm tăng bài tiết acid dạ dày, cản trở sự phục hồi các tổn thương của niêm mạc tế bào. Bên cạnh đó, nồng độ cồn có trong bia, rượu sẽ làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời bào mòn dạ dày khiến dạ dày nóng.
  • Ăn nhiều đồ chua: các loại quả có vị chua sẽ chứa lương axit cao. Ăn nhiều các loại quả chua sẽ dẫn đến chứng trào ngược dạ dày, ợ chua và gián tiếp gây ra nóng rát dạ dày.
  • Ăn uống không điều độ: thói quen ăn uống sẽ là  nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng dạ dày. Nếu ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều gây hiện tượng nóng dạ dày.
  • Bên cạnh đó các nguyên nhân làm cho nóng dạ dày có thể kể đến là do các bệnh lý  liên quan đến dạ dày như: bệnh viêm loét dạ dày, bẹnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh viêm loét dạ dày sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ợ chua… kèm theo các triệu chứng nóng dạ dày và nóng rát vùng thượng vị. Bệnh trào ngược dạ dày khiến axxit liên tục tràn lên  thực quản gây ra cảm giác khó chịu, nóng rát dạ dày và nhiều triệu chứng khác.
  • Việc dùng thuốc sai cách đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh có thể sẽ phá vỡ niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn. Điều này cũng dẫn đến tình trạng xuất hiện các triệu chứng nóng dạ dày.
  • Ngoài  ra, nguyên nhân gây hiện tượng nóng dạ dày có thể kể đến đó là do vấn đề về tâm lý: Kho phải lo âu hoặc quá căng thẳng sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, để lại axit dạ dày trong dạ dày do đó làm tăng nguy cơ bị trào ngược. Trường hợp bệnh ở mức độ nặng sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày.
benh-nong-da-day
Có những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh nóng dạ dày?

2. Dấu hiệu nhận biết của triệu chứng nóng dạ dày

Mức độ nóng rát dạ dày của từng người khác nhau nhưng thường sẽ xuất hiện chung các biểu hiện như:

  • Nóng rát dạ dày dẫn đến buồn nôn: các triệu chứng kèm theo với nóng dạ dày sẽ là ợ hơi hoặc buồn nôn do khi dạ dày co thắt mạnh đẩy thức ăn ra ngoài. Các dấu hiệu khó chịu này sẽ xảy ra khi bạn mới ăn xong.
  • Không chỉ sau khi ăn mà sau khi uống các đồ uống có cồn thì cũng gây ra các hiện tượng nóng dạ dày. Trong trường hợp thường xuyên sử dụng những loại thức uống gây hại cho sức khỏe này sẽ làm thay đổi cấu trúc đường tiêu hóa và biến chứng thành các bệnh dạ dày khác.

3. Các phương pháp điều trị bệnh nóng rát dạ dày

Nóng dạ dày uống thuốc gì?

Nếu tình trạng của bệnh diễn ra thường xuyên và không có khả năng thuyên giảm thì người bệnh nên dùng đến sự can thiệp của các loại thuốc tây. Trước khi sử dụng thuốc tây bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để khám và có những chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh.

Hiện nay, các loại thuốc thường được chỉ định dùng trong điều trị các triệu chứng nóng dạ dày như:

  • Thuốc giảm sản xuất acid dạ dày: Có tác dụng giúp ngăn sản xuất bài tiết dịch vị dạ dày.
  • Thuốc kháng acid: Có tác dụng giúp người bị nóng dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc tráng bao tử: Có tác dụng bảo vệ dạ dày như: Rebamipid, Sucralfat, Mucosta
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giúp làm giảm sự bài tiết acid dạ dày.
  • Thuốc giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày: Một số loại thuốc giúp cân bằng lượng axit dịch vị trong dạ dày như: sodium carbonate , aluminium hyfroxide, calcium carbonate, magnesium hydroxide. Sử dụng những loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit, giảm lượng axit trong dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
benh-nong-da-day
Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện triệu chứng nhanh chóng

Nóng dạ dày nên ăn gì?

Khi bị nóng dạ dày bạn nên chú ý chế độ ăn hằng ngày, nên ăn thường xuyên những thực phẩm có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu như:

  • Có những loại thực phẩm giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày như sữa, bánh ngọt, mật ong, nghệ… thành phần có chứa trong các thực phẩm trên chứa chất kháng khuẩn tự nhiên và sẽ giúp dạ dày tránh khỏi các tác nhân gây hại.
  • Các thực phẩm có tác dụng giống như các vị thuốc chữa lành vết thương và gia tăng khả năng tự phục hồi cho dạ dày đó là: tôm, cá, bắp cải…có thể sử dụng thường xuyên các thực phẩm đó trước khi điều trị bằng thuốc.
  • Nhóm thực phẩm như lá mơ, chanh, đu đủ… có tác dụng làm giảm đau dạ dày. Vì trong các thực phẩm đó có chứa chất giảm đau tự nhiên hoặc giúp làm dịu dạ dày, hạn chế những cơn đau.
  • Hãy sử dụng những thực phẩm như dưa chuột, cháo, gừng, hạnh nhân, dấm táo, trà thảo dược… để làm giảm axit dạ dày tránh trường hợp nồng độ axit tăng cao.

Xem thêm các bài viết liên quan

Nóng dạ dày phải làm sao?

Cảm giác nóng dạ dày thường đi kèm với các cơn đau dai dẳng làm cho cơ thể người bệnh thấy mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Cao Đẳng Y Dược Hà Nội  chia sẻ đến người bệnh một vài  cách giúp ngăn ngừa triệu chứng này:

* Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Hạn chế và tốt nhất không nên ăn các thực  phẩm có hại cho dạ dày, đặc biệt là đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ… các thục phẩm này sẽ gây ra kích ứng dạ dày khiến dạ dày bị đau và nóng rát. Không uống các đồ uống có gas hoặc có cồn trong khi đang điều trị bệnh.
  • Ăn đúng bữa và điều độ sẽ là cách chữa bệnh nóng dạ dày hiệu quả. Thường xuyên bạn bỏ bữa sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm tốt cho dạ dày như sữa chua, mật ong, tôm, cá… để làm dịu dạ dày giảm nóng dạ dày hiệu quả.

* Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Không cần thực hiện các bài tập nặng mà chỉ cần duy trì thực hiện bài tập nhẹ nhàng với khoảng 30 phút/ ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp bạn có thể theo dõi và phát hiện ra bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
  • Chú ý đến thành phần của các loại thuốc tây mà bạn đang sử dụng: vì rất có thể chính những thành phần có trong thuốc tây làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Do đó tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng bất cứ loại thuốc nào, không nên tự ý dùng.
  • Giảm mức độ căng thẳng tâm lý và stress: Thư giãn và dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo hoặc đi chơi cùng với bạn bè và những người trong gia đình.

Nóng vùng dạ dày là một tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các triệu chứng này có thể được điều trị hiệu quả nếu bạn có thể xác định nguyên nhân. Khi tình trạng nóng rát dạ dày xảy ra trong thời gian dài, bạn nên tới gặp bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra một kế hoạch điều trị hiệu quả