Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những phương pháp nào dùng trong điều trị Polyp đại tràng?


Polyp đại trực tràng là một bệnh lý khá phổ biến. Bệnh có nguy cơ phát sinh ung thư nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới  để nắm rõ những kiến thức về bệnh Polyp đại tràng: Nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng nhận biết, cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh...

Polyp đại tràng là một khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng.  Đa số các polyp đại tràng là vô hại nhưng qua thời gian dài thì các polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh được chia làm 2 dạng bao gồm:

  • Polyp tăng sản: dạng này thường xuất hiện ở đoạn cuối của trực tràng và thường có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên dạng này sẽ ít khi phát triển thành khối u ác tính.
  • Polyp tăng tuyến: đối với dạng Polyp này thì có thể sẽ phát triển thành ung thư, chiếm khoảng 2/3 trường hợp mắc polyp đại tràng. Polyp tuyến càng lớn khả năng phát triển ung thư càng cao.

1. Nguyên nhân gây ra polyp đại tràng

Một số nguyên nhân gây ra bệnh Polyp đại tràng như:

  • Chế độ ăn uống: người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thức ăn, thực phẩm không hợp vệ sinh, dung nạp quá nhiều dầu mỡ… nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh Polyp đại tràng.
  • Tâm lý căng thẳng: tâm lý sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của polyp đại tràng. Những người hay bị các áp lực về cuộc sống, công việc, học tập rất dễ mắc bệnh Polyp đại tràng.
  • Độ tuổi: theo thống kê có đến khoảng 90% trường hợp bị mắc bệnh Polyp đại tràng mắc bệnh ở độ tuổi 50.
  • Di truyền:  Tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh Polyp đại tràng thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với những người bình thường.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-Polyp-dai-trang
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Polyp đại tràng

Ngoài những nguyên nhân ở trên, còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Polyp đại tràng như:

  • Trước đó người bệnh đã từng có khối u.
  • Đối tượng thường xuyên có thói quen ăn đồ nhiều dầu mỡ, thịt hoặc đồ béo. Lười vận động và đang trong tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Người mắc tiểu đường type 2 không được kiểm soát tốt.
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc, uống nhiều rượu và đồ uống có cồn.
  • Người bệnh có tiền sử từng bị viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Corhn.

Nếu người bệnh vẫn còn thắc mắc về các nguyên nhân gây ra bệnh thì hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp chính xác hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết Polyp đại tràng

Khi mắc bệnh Polyp đại tràng có thể nhận biết bệnh sớm để điều trị dựa vào các dấu hiệu nhận biết như:

  • Đại tiện có máu: Máu tươi xuất hiện trong phân thành vệt loang hoặc  phân lầy nhầy máu màu nâu đen hoặc nhờ nhờ máu cá.
  • Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài: Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc bị loét gây ra những triệu chứng ruột bị kích thích như đi tiêu ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ.
  • Đau bụng: đối với những trường hợp bệnh nhân có Polyp quá lớn gây tắc bán ruột hoặc tắc hoàn toàn. Kèm theo đó sẽ là những cơn đau do tắc ruột, kèm theo nôn hoặc bí trung đại tiện.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào khác thường trong cơ thể để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng bệnh.

benh-Polyp-dai-trang
Bệnh Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên Polyp đại tràng có hai dạng phổ biến là u tuyến và tăng sản. Khi các Polyp tăng sản phát triển sẽ ít gây ra các biến chứng thành ung thư, còn đối với những dạng thể Polyp khác sẽ có khả năng phát triển thánh ung thư và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào thể lành tính, ác tính, kích thước và vị trí của khối u nằm trong đại tràng. Nhưng đa phần các tổ chức lành tính phần lớn bệnh Polyp đại tràng còn đối với những trường hợp có kích thước lớn hơn  sẽ thường có nguy cơ phát triển thành ung thư cao hơn bình thường. Do đó tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và được điều trị kịp thời thì nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường

3. Phương pháp điều trị đại tràng

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để đưa ra các chỉ định phù hợp hơn với từng người. Cụ thể một số phương pháp được dùng phổ biến trong điều trị Polyp đại tràng như:

Điều trị nội khoa

Phương pháp này thường được chỉ định dùng đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ. Bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc kháng viêm thông thường để giúp ngăn chặn tạm thời các triệu chứng của bệnh.

Khi được chỉ định dùng phương pháp này người bệnh hãy nên tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ về việc dùng thuốc, không được tự ý dừng hoặc lạm dụng các loại thuốc.

Tuy nhiên nếu dừng phương pháp này bệnh vẫn sẽ có thể phát triển bình thường vì các loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời..

benh-Polyp-dai-trang
Phương pháp nội soi cắt bỏ Polyp đại tràng

Điều trị ngoại khoa

Đây là phương pháp có hiệu quả nhất đối với người mắc bệnh Polyp đại tràng đó là cắt bỏ Polyp đại tràng.

Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ Polyp người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau an thần để quá trình diễn ra dễ dàng hơn, ít gây đau đớn.

Thông thường đối với những trường hợp Polyp nhỏ thì sẽ được thực hiện cắt bỏ nội soi, tuy nhiên trường hợp Polyp quá to sẽ cần phải xử lý bằng phẫu thuật.

Đối với trường hợp Polyp phát triển thành ung thư thì khi điều trị còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Tuy nhiên nếu ung thư đã xâm lấn và làm ảnh hưởng đến ruột già thì sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ ngay lập tức còn đối với những trường hợp bệnh có khả năng thấp phát triển thành ung thư thì không cần điều trị thêm.

Cách tiến hành phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ ruột già và ghép đại tràng với ruột non. Nhưng khi trực tràng bị cắt bỏ thì cần phải tạo một lỗ mở ở ruột non ra ngoài thành bụng để tạo thành hậu môn nhân tạo. Tất cả các chất thải sẽ được đưa ra ngoài bằng hậu môn nhân tạo vào túi dùng một lần.

Cân nhắc thật kỹ trước khi dùng phương pháp phẫu thuật vì nếu những người bệnh các Polyp đã phát triển to thì có thể gây ra một số biến chứng như: chảy máu, chảy máu dữ dội gây tử vong, thủng đại tràng…Do đó để tránh biến chứng xảy ra thì nên lựa chọn các cơ sở uy tín chuyên khoa, nơi có trang thiết bị tốt, bác sĩ với trình độ chuyên môn cao để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra an toàn và hiệu quả.

 Polyp đại tràng là căn bệnh có khả năng tái phát rất cao, đặc biệt là 3 năm đầu sau khi phẫu thuật. Vì vậy, trong 3-5 năm đầu, bệnh nhân nên đến bệnh viện nội soi, kiểm tra.

4. Cách phòng tránh bệnh Polyp đại tràng

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại  Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì bệnh Polyp đại tràng có khả năng tái phát cao, đặc biệt sau 3 năm đầu điều trị do đó bản thân mỗi người bệnh nên có các biện pháp phòng tránh bệnh, bao gồm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ sung các loại rau củ, chất xơ, những thực phẩm giàu Vitamin C vào bữa ăn hàng ngày. Nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật hoặc các loại thịt đỏ sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến bệnh.
  • Hãy giữ tinh thần lạc quan, yêu đời để tránh căng thẳng, cùng với đó nên tránh các thói quen sinh hoạt không lành mạnh để hạn chế nguy cơ phá triển thành khối u đường ruột.
  • Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng trong cơ thể bằng các hoạt động phù hợp với thể trạng người bệnh như đi bộ, yoga, chạy, nhằm giúp khi huyết được lưu thông, tăng cường sức khỏe
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và nội soi tiêu hóa để tầm soát bệnh, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát polyp và ung thư để được can thiệp sớm.

Hi vọng những thông tin cơ bản về căn bệnh Polyp đại tràng ở trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh, từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng ung thư nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.