Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi


Bệnh sởi tuy ít gây ra tử vong nhưng nếu điều trị không kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Hậu quả về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng.

bệnh sởiBệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi

Những biến chứng liên quan đến bệnh sởi

Bác sĩ đang làm việc tại Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cảnh báo những hội chứng sau sởi:

  • Viêm thanh quản: Lúc đầu mới mắc bệnh do virus, trẻ thường bị phát ban sau đó gây khó thở hoặc co thắt thanh quản dần dần sẽ gây bội nhiễm như phế cầu, liên cầu, phế cầu, nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo ho khản, rát cổ họng, da tím tái.
  • Viêm phế quản: Viêm phế quản là biến chứng do bội nhiễm, thường gặp vào thời kì cuối mọc ban; người bệnh có biểu hiện ho nhiều, tăng bạch cầu, chụp X quang cho thấy hình ảnh phế quản bị viêm. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé dễ bị tử vong.
  • Viêm não – màng não – tủy cấp: Di chứng của bệnh sởi đáng sợ nhất là tác động đến não gây viêm, thường xuất hiện ở trẻ lớn tuổi hơn vào thời kỳ đầu mọc ban sau đó thay đổi nhiệt độ đột ngột, cao bất thường gây co giật, mất khả năng kiểm soát ý thức dẫn đến hôn mê sâu, thậm chí bại liệt.
  • Viêm đường tiêu hóa, niêm mạc, suy giảm hệ miễn dịch
  • Ban dị ứng
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan, gây ra phát ban da toàn thân và các triệu chứng giống cúm.

Những thông tin cần biết về bệnh sởi

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu ca mắc bệnh sởi. Ở Việt Nam cũng rất nhiều, đặc biệt là vào mùa, hiện cơ quan Y tế cũng đang cảnh báo về số ca gia tăng đột biến. Sởi (còn gọi là rubeola) là do virus gây ra nên không có cách nào để điều trị tận gốc mà tốt nhất là nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa.

Các dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là ho, sổ mũi, sốt cao và đỏ mắt . Sau đó sẽ phát ban, lây lan sang phần còn lại của khuôn mặt, sau đó xuống cổ và thân đến cánh tay, chân và bàn chân. Cơn sốt và phát ban từ từ biến mất sau vài ngày.

Xem thêm:

Bệnh  có lây không?

Sởi rất dễ lây lan. Trên thực tế, 9 trong số 10 người không được tiêm phòng sẽ mắc bệnh nếu họ ở gần người bị nhiễm bệnh. Bệnh sởi lây lan khi người hít vào hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng bị nhiễm virus. Một số người tiếp xúc với vi-rút thường có triệu chứng sau 7 – 14 ngày. Những người có hệ thống miễn dịch yếu do các điều kiện khác (như HIV và AIDS ) càng có nguy cơ bị mắc bệnh này cao hơn.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

bệnh sởiBệnh sởi khiến trẻ hay khóc, bứt rứt

Bệnh được điều trị như thế nào?

  • Sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp với vật lý trị liệu
  • Dùng thuốc an thần, thuốc ho, thuốc điều trị long đờm
  • Cho bé uống một số loại kháng histamin: ví dụ như Dimedron, hoặc Pipolphen.
  • Sát trùng ở đường mũi họng: đó là thường xuyên nhỏ mắt và nhỏ mũi, có thể dùng Argyrol, Chloromycetin, …
  • Đối với loại thuốc kháng sinh, chỉ nên áp dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi và những đứa bé bị suy dinh dưỡng.
  • Trường hợp bệnh nhi bị biến chứng nặng như viêm não thì dùng kháng sinh và corticoid.
  • Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…
  • Chế độ ăn uống tốt.

Như đã nói không có liệu pháp nào có thể chữa được bệnh sởi mà chỉ có những cách tạm thời để kiểm soát tối đa các triệu chứng:

  • Cho con bạn uống nhiều nước
  • Khuyến khích nghỉ ngơi thêm

Lưu ý: Cho dùng một loại thuốc hạ sốt không chứa aspirin, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen nếu thấy đứa trẻ khó chịu. Lưu ý không dùng aspirin cho trẻ mắc bệnh do virus, vì việc sử dụng như vậy có liên quan đến hội chứng Reye . Ngoài ra, cha mẹ cần thường xuyên cho bé gặp bác sĩ để được theo dõi, kịp thời phát hiện những gì bất thường vì sởi có thể dẫn đến những bệnh khác như:

  • Nhiễm trùng tai
  • Bệnh tiêu chảy
  • Viêm phổi
  • Viêm não (kích thích và sưng não)

Trẻ em bị sởi nên tránh xa người khác trong 4 ngày sau khi phát ban. Đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu, điều này nên tiếp tục cho đến khi họ phục hồi hoàn toàn và tất cả các triệu chứng không còn.

Phòng ngừa?

Đối với hầu hết trẻ em, bảo vệ, phòng ngừa bệnh sởi là tiêm vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR) hoặc vắc-xin sởi-quai bị-rubella- varicella (MMRV) ở độ tuổi từ 12 – 15 tháng và lần thứ hai lúc chúng được 4 – 6 tuổi.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Gọi bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ rằng con mình bị sởi hoặc là một trong những trường hợp sau đây:

  • Là một đứa trẻ sơ sinh
  • Đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch
  • Bị bệnh lao, ung thư hoặc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Như vậy  bệnh sởi là một bệnh ở trẻ có thể lây lan thành dịch bệnh nguy hiểm. Cha mẹ có con nhỏ cần bổ sung kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho con mình.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/