Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhiễm trùng huyết có phải là ung thư máu không?


Nhiễm trùng huyết là hậu quả của một phản ứng miễn dịch lớn đối với nhiễm vi khuẩn xâm nhập vào máu. Nó thường dẫn đến suy tạng hoặc chấn thương.

nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết hay còn gọi là nhiễm trùng máu

Ước tính số người nhập viện ở Hoa Kỳ vì nhiễm trùng huyết mỗi năm là 1 triệu người và nó nằm trong top 10 bệnh dẫn đến tử vong ở Mỹ.

Nhiễm trùng huyết là gì?

Nhiễm trùng huyết không phải là ung thư máu mà là nhiễm trùng vi khuẩn trong máu, được gọi là nhiễm trùng máu. Điều này giải thích tại sao các thuật ngữ nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng máu thường được sử dụng cùng nhau.

Nói một cách dễ hiểu, nhiễm trùng huyết là một tình trạng đe dọa tính mạng phát sinh khi phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng làm tổn thương các mô và cơ quan của chính nó.

Triệu chứng của nhiễm trùng huyết

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng huyết có thể thấy:

  • Sốt và có cảm giác ớn lạnh, run rẩy
  • Nhịp tim nhanh, thở nhanh
  • Mức độ đổ mồ hôi bất thường
  • Chóng mặt hoặc cảm giác ngất xỉu
  • Nhầm lẫn hoặc giảm sự tỉnh táo, thay đổi về tinh thần
  • Nói lắp
  • Tiêu chảy , buồn nôn hoặc nôn
  • Đau cơ nghiêm trọng và cực kỳ khó chịu
  • Khó thở
  • Lượng nước tiểu thấp, có khi cả ngày không cần đi tiểu
  • Da lạnh và nhợt nhạt, hoặc đổi màu, lốm đốm
  • Mất ý thức

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng huyết. Những người bị viêm phổi, nấm, đường tiết niệu cũng dễ bị ảnh hưởng.

Người già có nhiều nguy cơ cao hơn do lão hóa và tác động của nó đến khả năng miễn dịch. Khả năng phát triển nhiễm trùng huyết cũng tăng sau phẫu thuật.

Tham khảo thêm:

Các yếu tố rủi ro

Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai bị nhiễm trùng phát triển thành biến chứng, nhưng những người có nguy cơ cao là rất trẻ hoặc già, và bất kỳ ai trong trường hợp sau:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường , bệnh thận hoặc gan, AIDS và ung thư
  • Bị thương nặng, nhất bị bỏng
  • Tăng kháng kháng sinh - vi khuẩn đang trở nên miễn dịch với các loại thuốc có thể kiểm soát nhiễm trùng.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

nhiễm trùng huyếtNhiễm trùng huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau

Điều trị nhiễm trùng huyết như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân còn đối với giai đoạn sau thì có thể kết hợp với các biện pháp sau đây:

  • Truyền dịch
  • Sử dụng thuốc vận mạch
  • Bắt đầu lọc máu thận
  • Trong trường hợp nhiễm trùng huyết nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ những mô đã bị phá hủy.

Trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, nguy cơ cao hơn ở:

  • Người sinh non
  • Nếu mẹ bị vỡ ối sớm
  • Nó có nhiều khả năng xảy ra ở bé nam

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh có thể là do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Chúng bao gồm enterovirus, herpex virus simplex hoặc adenovirus. Các vi khuẩn phổ biến nhất bao gồm là Escherichia coli (E. coli) và streptococcus nhóm B (GBS), có thể truyền sang trẻ trong khi sinh.

Các yếu tố khác như dùng kháng sinh, sử dụng ống thông hoặc ống truyền dinh dưỡng hay thời gian nằm viện dài. Biến chứng bao gồm viêm não và viêm màng não. Mặc dù bệnh này có thể điều trị nhưng nếu không đúng cách thì có thể dẫn đến tử vong, nhất là những trẻ sinh non.

Người già có nguy cơ cao hơn vì:

  • Có thể từng điều trị các bệnh như ung thư, tiểu đường và các bệnh khác
  • Thời gian ở bệnh viện và đặc biệt là ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU)
  • Giảm khả năng miễn dịch
  • Hạn chế các chức năng, ví dụ do mất cơ bắp và thay đổi thần kinh
  • Có vấn đề về hô hấp hoặc đường sinh dục.

Ở người lớn tuổi, các dấu hiệu mắc bệnh có thể khó phát hiện hơn ở người trẻ tuổi, nhưng khi các triệu chứng tiến triển, tình trạng của người bệnh có thể xấu đi nhanh chóng.

Chẩn đoán nhiễm trùng huyết ra sao?

Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng của một người liên quan đến tiền sử gia đình hoặc lịch sử bệnh tình của họ.

  • Khi các bác sĩ quan sát các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của nhiễm trùng huyết, họ cũng sẽ xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân: đã từng làm phẫu thuật chưa, đã dùng liệu pháp gì để điều trị,…
  • Khám thực thể
  • Xét nghiệm máu: bao gồm xét nghiệm tác nhân gây nhiễm trùng; cũng có thể xét nghiệm từ các chất dịch cơ thể như đờm. Ngoài ra, các xét nghiệm hình ảnh có thể được thực hiện để xác định vị trí nhiễm trùng.
  • Kiểm tra những vết thương hay những khu vực bị đau để tìm bất kì dấu hiệu nào liên quan đến bệnh.

Phòng ngừa nhiễm trùng huyết

Hiện tại, có rất nhiều phương pháp để giảm nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến nhiễm trùng huyết. Các biện pháp này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ nhỏ, người già và những người khác dễ bị biến chứng nhiễm trùng.

  • Nếu được bác sĩ tư vấn, hãy tiêm vắc-xin chống lại các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn trong cơ thể, bao gồm cúm và viêm phổi.
  • Giữ sạch vết thương và tránh để nhiễm trùng đồng thời vệ sinh sạch sẽ như rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn,…
  • Hãy cảnh giác với các triệu chứng sốt, ớn lạnh, nhịp tim nhanh và thở nhanh, phát ban, hoặc nhầm lẫn, mất phương hướng; cần gặp bác sĩ ngay để được tư vấn chăm sóc và điều trị kịp thời.

Nguồn Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/