Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ và cách xử lý kịp thời


Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do đường tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như cách xử lý ra sao thì bạn đọc hãy theo dõi bài viết chia sẻ bên dưới!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Nôn là tình trạng các chất có trong dạ dày sẽ bị đẩy ra ngoài qua đường miệng, nguyên nhân là do sự co bóp của dạ dày cùng với các cơn co thắt của các cơ ở thành bụng,

Trớ chính là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng với số lượng không nhiều, nguyên nhân do sự co bóp của dạ dày. Tình trạng này gặp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Theo các giảng viên của Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội thì nôn trớ được chia làm 2 dạng chính và mỗi dạng sẽ có nguyên nhân gây nôn trớ khác nhau:

  • Nôn trớ sinh lý: sau khi sinh do dạ dày trẻ còn nhỏ, hệ thống tiêu hóa cũng chưa thể hoàn thiện. Nên khi nằm ngang trẻ rất dễ nôn trớ. Phải đến khi trẻ được 7 - 8 tháng tuổi thì triệu chứng đó mới có thể giảm.
  • Nôn trớ bệnh lý: Những trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các bệnh viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virut, hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản hoặc do cơ thể trẻ không dung nạp được một số chất.... đều có khả năng gây ra triệu chứng nôn trớ. 
tre-so-sinh-bi-non-tro
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ

Ngay khi thấy trẻ sơ sinh có các biểu hiện nôn trớ mẹ cần thực hiện một số điều dưới đây để xử lý kịp thời như:

  • Nếu thấy trẻ đang có hiện tượng nôn trớ sữa ra ngoài thì mẹ nên sử dụng khăn mềm lau sạch miệng trẻ và quàng khăn sạch vào cổ để đề phòng trẻ tiếp tục nôn trớ. Lúc này cần tránh bế xốc trẻ lên vì như vậy dễ làm cho trẻ bị trào dịch ói vào phổi.
  • Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên trách mắng trẻ, vì như vậy sẽ làm cho trẻ mất bình tĩnh và quấy khóc nhiều hơn. Mẹ hãy từ từ và nhẹ nhàng nói chuyện để trẻ quên đi cảm giác muốn nôn trớ.
  • Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Trong trường hợp trẻ bị ọc sữa nhiều thì hãy cho trẻ nằm nghiêng để chất nôn không bị vào phổi. Bên cạnh đó, nhanh chóng lau mặt và miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Cho trẻ uống nước hoặc các chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất qua chất nôn. Mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước cháo muối hay nước trái cây loãng. Nếu sử dụng Oresol để bù nước và chất điện giải cho trẻ, mẹ cần lưu ý pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống từng ít một và không pha từ sáng mà để đến chiều mới cho trẻ uống.

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-so-sinh-bi-non-tro
Có biện pháp nào để phòng tránh việc nôn trớ ở trẻ?

3. Biện pháp phòng tránh, hạn chế việc nôn trớ ở trẻ

Bên cạnh cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ, mẹ cũng cần biết các biện pháp để phòng ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ. Cụ thể như:

Đối với trẻ bú sữa mẹ: 

  • Hãy nên để trẻ bú từ từ và không để bú quá no, đồng thời sau khi bú chỉ nên cho trẻ nằm trong khoảng 15 phút. Khi cho trẻ bú nên để tư thế nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào vú, mũi của trẻ đối diện núm vú. Cùng với đó tay mẹ đỡ mông con và ôm con sát vào lòng. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.
  • Trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải do đó mẹ nên cho bé bú bên trái trước. Lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái nên mẹ có thể chuyển trẻ sang bú bên phải. Điều này có tác dụng giúp sữa trong dạ dày trẻ dễ dàng tuần hoàn mà không gây ra hiện tượng nôn trớ.
  • Khi  trẻ đã bú xong, mẹ bế đứng bé lên và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để nếu có hơi trong dạ dày thì có thể ợ ra được. Mục đích của việc này giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ

Đối với trẻ bú bình:

  • Mẹ nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ. Chọn lựa loại sữa phù hợp với trẻ để phòng ngừa các tác nhân gây nôn trớ hoặc dị ứng.

Với trẻ ăn dặm:

  • Trẻ mới làm quen với các dạng của thức ăn thì mẹ không nên ép con ăn quá nhiều.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Ăn quá lâu dễ làm cho trẻ mệt mỏi, lâu dần sẽ gây cảm giác chán ăn khiến trẻ khóc và quấy phá. Do đó các bữa ăn của trẻ nên tập trung và thời gian ăn không kéo dài hơn 30 phút/bữa. 
  • Khi mới tập cho trẻ ăn dặm chỉ nên sử dụng các loại thức ăn dạng mềm, lỏng, cháo, soup để hệ tiêu hóa của trẻ làm quen tốt hơn.

Trên đây là những kiến thức cần thiết để chăm sóc, theo dõi và xử trí trẻ sơ sinh bị nôn trớ và cách phòng tránh trẻ bị nôn trớ do sai lầm trong chế độ cho ăn và chăm sóc trẻ.