Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân giảm hồng cầu là gì? Người bệnh nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?


Hồng cầu là thành phần chiếm đa phần trong tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Chính vì vậy mà hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vậy hồng cầu giảm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về hiện tượng giảm hồng cầu ở bên dưới bài viết!

1. Giảm hồng cầu là gì

Giảm hồng cầu chính là tình trạng suy giảm lượng huyết sắc tố hoạt động ở trong máu ngoại vi và lượng hồng cầu trong máu sẽ thấp hơn so với những người bình thường.

Theo thống kê thì số lượng hồng cầu trung bình của người Việt Nam là: đối với nữ giới có chứa khoảng 3,8 triệu/mm3 máu và năm giới chứa khoảng 4,2 triệu/mm3.

Nhưng trên thực tế thì số lượng hồng cầu sẽ thay đổi tùy vào từng thời gian trong ngày như tăng lên khi vận động và giảm đi khi ngủ. Lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường có khả năng cao hơn ở người lớn. Trong 10 ngày đầu sau khi sinh trẻ thường bị vàng da sinh lý do lúc này một số hồng cầu bị tiêu đi. Tuy nhiên sau vài tháng thì các hồng cầu đó sẽ quay trở lại và gần bằng đối với những người trưởng thành.

Xem thêm các bài viết liên quan

giam-hong-cau
Nguyên nhân gây giảm hồng cầu là gì?

2. Nguyên nhân hồng cầu giảm

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Dược Hà Nội  cho biết thì khá khó khăn trong việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra giảm hồng cầu.

  • Vì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, cụ thể như: có các bất thường màng hồng cầu, thiếu máu do di truyền, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt Vitamin B12, acid folic, thiếu men hoặc có những sự bất thường của huyết sắc tố.
  • Bên cạnh đó có thể do bệnh nhân vừa trải qua ca phẫu thuật loại bỏ một phần của ruột hoặc dạ dày hay đôi khi là do yếu  tố di truyền từ gia đình.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh thì bạn hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa sẽ được giải đáp chính xác và rõ ràng.

3. Triệu chứng nhận biết suy giảm hồng cầu

Trong trường hợp người bệnh bị giảm hồng cầu ở mức độ nhẹ thì sẽ khó để nhận thấy các triệu chứng thông thường. Vì bệnh phát triển chậm và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác nếu không để ý thường xuyên, cụ thể như:

  • Tâm trạng thay đổi, thường xuyên thấy khó chịu và gắt gỏng.
  • Cơ thể luôn thấy mệt mỏi ngay cả khi không làm gì hoặc đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
  • Đau đầu với mức độ từ nhẹ đến nặng.
  • Rất khó để tập trung làm việc hoặc học tập.
  • Chóng mặt, choáng váng khi đang ngồi mà bạn đứng lên.
  • Thị giác bị suy giảm, thấy xuất hiện màu xanh trong lòng trắng của mắt.
  • Màu da nhợt nhạt;
  • Khó thở;
  • Đau lưỡi.

Để tình trạng bệnh không diễn biến xấu thì ngay khi có các dấu hiệu khác thường trong cơ thể, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn chính xác.

4. Những phương pháp điều trị khi bị giảm hồng cầu trong máu

Hiện nay, chúng ta có thể điều trị giảm hồng cầu bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể từng phương pháp điều trị giảm hồng cầu như sau:

Điều trị giảm hồng cầu bằng thuốc

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ mắc bệnh và thể trạng sức khỏe của từng người mà đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể như:

  • Truyền máu với những đối tượng cần thiết phải truyền trực tiếp máu.
  • Dùng Corticosteroid hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ miễn dịch.
  • Sử dụng loại thuốc Erythropoietin với tác dụng nhằm giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu.
  • Bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc cần bổ sung sắc, Vitamin B12, acid folic hoặc những loại khoáng chất và Vitamin khác.

Điều trị giảm hồng cầu bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cho quá trình tạo máu của người bệnh được tăng cường, giúp người bệnh giảm các triệu chứng mệt mỏi do hồng cầu giảm gây nên.
  • Những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe của người bệnh như đi bộ, yoga, thiền định, cầu lông… sẽ có tác dụng giúp cho hện tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn nếu được thực hiện thường xuyên.
  • Bổ sung nguồn Vitamin B12 vào cơ thể để giúp hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào máu. Trong thịt và các sản phẩm từ sữa, một số loại ngũ cốc, đậu nành như sữa đậu nành…

 

giam-hong-cau
Các loại thịt đỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho người mắc giảm hồng cầu

5. Những người bị giảm hồng cầu, thiếu máu nên ăn gì?

Củ dền đỏ

 Củ dền đỏ rất giàu chất sắt và có thể giúp chống thiếu máu. Folate trong củ dền giúp hình thành tế bào hồng cầu trong máu và sự phát triển của tế bào khỏe mạnh. Mỗi ngày chỉ cần uống khoảnh 2 ly nước củ dền đỏ thì trong 1 tuần sẽ thấy được sự chuyển biến rất rõ rệt về số lượng hồng cầu ở trong máu. Bên cạnh việc ép củ dền để lấy nước có thể sử dụng củ dền để nấu canh hoặc nấu cháo....

Củ cải

Hàm lượng sắt cùng với các loại vitamin và khoáng chất có trong củ cải có thể làm giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu rất hiệu quả. Đối với nhiều người củ cải cũng chính là một trong những loại củ có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường lượng hồng cầu ở trong máu.

Quả lựu

Lựu chứa nhiều Vitamin C và sắt. Chúng không chỉ cải thiện dòng chảy của máu trong cơ thể, mà còn khá hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược,… Hãy tiêu thụ một quả lựu hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng giảm hồng cầu.

Các loại quả giàu vitamin C

Những loại quả giàu vitamin C có thể làm tăng lượng tiểu cầu ở trong máu, giảm nguy cơ dẫn đến bệnh thiếu máu và cung cấp một số loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó các loại quả này cũng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng. Một số loại quả giàu Vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, nho, táo, kiwi, ổi…

Các loại rau xanh có chứa nhiều loại vitamin K

Vitamin K có thể kích thích cơ thể sản sinh ra một loại protein có tác dụng chống đông máu. Một số loại rau xanh có chứa nhiều vitamin K như: cải bó xôi. cải xoăn, rau mồng tơi…  Các bạn có thể thường xuyên ăn những loại rau này để ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu hồng cầu.

Các loại hạt 

Thành phần của các loại hạt đa phần sẽ có chứa hàm lượng sắt và protein cao giúp tăng cường lượng hồng cầu ở trong máu.  Một số loại hạt như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt điều… đồng thời nững hạt này còn trở thành nguồn cung cấp năng lượng lành mạnh cho những hoạt động của cơ thể. 

Các loại thịt đỏ

Trong chế độ ăn uống hàng ngày của những người bị giảm hồng cầu không thể thiếu các loại thịt đỏ chính. Vì chúng có chứa hàm lượng sắt cao giúp những hầu cầu bị tổn thương được tái tạo lại đồng thời sản sinh ra những loại hồng cầu mới khỏe mạnh hơn. Một số loại thịt đỏ mà người bệnh nên ăn như: thịt cừu, thịt dê, thịt lợn, thịt nạc bò… 

Trên đây là một số thông tin về bệnh giảm hồng cầu mà chúng tôi đã tổng hợp lại giúp cho bạn đọc có thêm hiểu biết về căn bệnh này. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định của những bác sĩ chuyên khoa.