Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu và phương pháp điều trị hữu hiệu


Hiện nay tình trạng thiếu máu xảy ra khá phổ biến ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau. Nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy việc nắm rõ các thông tin về dấu hiệu thiếu máu sẽ rất cần thiết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi dưới bài viết!

Thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Hoặc cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không đủ chứa hemoglobin (một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ và giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần khác trong cơ thể).

Bệnh thiếu máu là một loại bệnh phổ biến, nếu như thiếu máu ở mức độ nhẹ thì sẽ không gây ra các triệu chứng và chỉ có thể phát hiện ra nếu như khi kiểm tra sức khỏe hoặc khi xét nghiệm bệnh lý khác. Còn đối với những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn hoặc kéo dài trong suốt một thời gian sẽ làm tổn thương đến tim, não.. Biểu hiện thường thấy sẽ là mệt mỏi, mất tập trung, da xanh xao nhợt nhạt.

1. Nguyên nhân gây thiếu máu

- Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiếu máu, cụ thể như:

  • Do tủy xương của người bệnh không sản xuất máu hoặc máu được sản xuất bị phá hủy. Để chẩn đoán chính xác điều này người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa huyết học để được thăm khám và điều trị chính xác hơn.
  • Do các bệnh lý như trĩ, chảy máu dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh… làm cho cơ thể bị xuất huyết quá nhiều.
  • Cơ thể trong tình trạng thiếu sắt: Bệnh thiếu máu do sắt này thường gặp ở nữ giới. Vì phụ nữ sẽ phải trải qua quá trình mang thai, sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
  • Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu.
  • Một số bệnh lý khiến thiếu máu lên não bao gồm: xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu, chèn ép thành động mạch từ phía ngoài, dị tật bẩm sinh, co mạch máu…
benh-thieu-mau
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh thiếu máu

- Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh thiếu máu

  • Ngoài các nhân kể trên còn có yếu tố khiến cho người bệnh dễ bị thiếu máu như:
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: khi thực đơn của bạn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt, Vitamin B12, Folate thì sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng thiếu máu.
  • Bị rối loạn đường ruột: sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột non của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu như đang bị rối loạn đường ruột. Do ruột non là nơi các chất dinh dưỡng được hấp thụ, cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu, đặc biệt là trong các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ hoặc phẫu thuật đến các bộ phận ruột non của bạn.
  • Các bệnh lý mãn tính khác: Những tình trạng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt hồng cầu ung thư, suy thận hoặc gan, hoặc một tình trạng mãn tính, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu của bệnh mãn tính.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình đã có tiền sử thiếu máu di truyền thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng thiếu máu.
  • Ngoài ra sẽ còn có các yếu tố khác như những bệnh về máu, rối loạn tự miễn, nghiện rượu, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc đã và đang dùng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.

Người bệnh cần chú ý khi các bệnh thiếu máu không do nguyên nhân thiếu sắt thì cần được khám và nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

2. Dấu hiệu bệnh thiếu máu

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Đây là một dấu hiệu bệnh thiếu máu phổ biến và sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nghiêm trọng hơn là cả khi đi ngủ cũng cảm thấy mệt mỏi. Vì tình trạng thiếu máu trong cơ thể làm cho các hệ thống khó chuyển hóa những chất dinh dưỡng để tạo nên năng lượng. Cũng chính nguyên nhân này tạo nên tình trạng thường xuyên mệt mỏi.

Tuy rằng triệu chứng này không quá nguy hiểm nhưng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy đuối sức và luôn muốn có thời gian nghỉ ngơi.

Thường xuyên đau đầu và chóng mặt

Ở cả trường hợp thiếu máu và thiếu sắt đều có thể gây ra các dấu hiệu đau đầu ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Đi kèm với dấu hiệu đau đầu sẽ là triệu chứng chóng mặt, choáng váng, thấy rõ hơn khi đang ngồi và bạn đứng lên nhanh chóng hoặc khi đang tập thể dục.

Nếu không được xử lý tình trạng thiếu máu kịp thời thì người bệnh có thể bị ngất xỉu do triệu chứng thiếu máu lên não.

Cảm thấy đau tức ngực, khó thở

Thiếu máu sẽ kéo theo tình trạng thiếu oxy đến tim. Đó là lý giải cho việc thiếu máu và thấy xuất hiện các bệnh tim và cả cơn đau tim.

Bên canh đó khi thiếu máu cũng gây ra áp lực lên phổi, vì thiếu máu khiến phổi phải làm việc nhiều hơn để hạn chế tình trạng thiếu oxy cho cơ thể. Khi người bệnh có triệu chứng khó thở mà nguyên nhân không phải do viêm phổi hay hen suyễn thì chắc chắn là do triệu chứng thiếu máu. Người bệnh cần hết sức lưu ý điều này.

Chân tay hay bị lạnh

Thiếu máu sẽ làm cho cơ thể gặp phải các vấn đề về lưu thông máu, bộ não có khả năng tự nhận biết các khu vực nào trong cơ thể cần đến máu và sẽ mang đến máu giàu oxy đến các cơ quan chính để nhằm bảo vệ chúng. Chính vì vậy mà các phần như chân, tay sẽ nhận được khối lượng ít hơn.

Móng chân, móng tay dễ gãy

Như mọi người đã biết, tất cả các bộ phận của con người đều cần có oxy, trong đó phần móng chân, móng tay cũng không ngoại lệ. Do đó khi thiếu máu sẽ làm giảm đi khả năng tái tạo ra các tế bào mới để giữ cho móng chắc khỏe vì không nhận đủ oxy từ máu. Chính như vậy móng chân, móng tay sẽ trở nên khô giòn, dễ gãy, dễ bị bong tróc hoặc có hiện tượng nứt móng.

benh-thieu-mau
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... đều là các dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Da xanh xao, nhợt nhạt

Triệu chứng này cũng thường gặp ở những bệnh nhân thiếu máu, do cơ thể phân bố lưu thông máu đến những khu vực quan trọng đầu não như tim, não… khi đó da sẽ được cung cấp ít máu hơn nên nhận thấy người bệnh có làn da xanh xao, nhợt nhạt. Có những trường hợp nghiêm trọng hơn da tái nhợt, xám và cần được điều trị sớm.

Nhận thấy cảm giác tê bì

Người bệnh thấy có cảm giác tê, ngứa ran ở các vị trí như bàn tay, bàn chân hoặc cơ thể lạnh run thì đó chứng tỏ là dấu hiệu thiếu máu do không đủ để đến bộ phận, cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Thiếu máu - chứng bệnh có nhiều mức độ từ ảnh hưởng nhẹ tới sinh hoạt hàng ngày đến nguy cơ có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu, từ đó nhanh chóng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi được các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-thieu-mau
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng là một cách để điều trị bệnh thiếu máu

3. Phương pháp điều trị thiếu máu 

Khi bạn đã được chẩn đoán là mắc bệnh thiếu máu thì sẽ được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn xây dựng những thói quen sinh hoạt khoa học nhằm hạn chế tác nhân gây áp lực cho bản thân để tình trạng bệnh chuyển hướng tích cực hơn.

Hầu hết bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu và đưa ra liệu pháp điều trị cho phù hợp hơn.Dưới đây là một số phương pháp điều trị thiếu máu hiện nay như:

Dùng phương pháp tây y

  • Truyền máu với những đối tượng cần thiết phải truyền trực tiếp máu.
  • Dùng Corticosteroid hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ miễn dịch.
  • Sử dụng loại thuốc Erythropoietin với tác dụng nhằm giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu.
  • Bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc cần bổ sung sắc, Vitamin B12, acid folic hoặc những loại khoáng chất và Vitamin khác.

Xây dựng chế độ giàu dinh dưỡng

  • Bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, các loại thịt có màu đỏ, đậu lăng, ngũ cốc, rau xanh có màu đậm và những trái cây khô.
  • Chú ý sử dụng thêm những loại thực phẩm có dạng acid folic tổng hợp như các sản phẩm từ sữa. Một số loại ngũ cốc và các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc, mì ống…
  • Bổ sung nguồn Vitamin B12 vào cơ thể để giúp hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào máu. Trong thịt và các sản phẩm từ sữa, một số loại ngũ cốc, đậu nành như sữa đậu nành…
  • Vitamin C sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Điều này cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân bị thiếu máu. Một số loại hoa quả chứa nhiều Vitamin C như cam, quýt, dưa hấu, quả mọng…

Thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khỏe

Những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe của người bệnh như đi bộ, yoga, thiền định, cầu lông… sẽ có tác dụng giúp cho hện tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn nếu được thực hiện thường xuyên.

Như vậy, bài viết do Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ đã giúp bạn đọc nắm rõ hơn kiến thức về dấu hiệu bệnh thiếu máu. Để từ đó có thể đi thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa với những liệu pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.