Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nên khám thai lần đầu khi nào? Có những điều gì cần chú ý?


Khám thai lần đầu - một dấu mốc quan trọng nhất trong suốt quá trình diễn ra thai kỳ. Nhưng điều quan trọng không phải mẹ bầu nào cũng biết thời gian khám  thai lần đầu là khi nào?  Vậy hãy cùng theo dõi dưới bài viết để có kiến thức chính xác nên đi khám thai lần đầu khi nào?

1. Nên đi khám thai lần đầu là khi nào?

Ngay sau khi mới thụ thai, thông thường là sau khoảng 2 tuần thì trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và làm hoạt động phân bào. Tiếp đến 2 – 3 ngày thì các hợp tử này mới dần di chuyển vào tử cung và làm tổ ở trong đó.

Đo đó khi thấy bản thân có các dấu hiệu có thai thì  nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Tương ứng với mỗi lần khám, mỗi tuổi thai sẽ có các mục đích khác nhau như siêu âm lần đầu để đưa ra kết quả chính xác xem bạn đã thực sự có thai hay không, thai đơn hay đa thai, ở bên trong tử cung hay ngoài, có vấn đề nào khác về sức khỏe không.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng trong vòng 3 tuần đầu tiên thì chưa thể đưa ra kết quả phụ nữ có thai hay không do đó nên tránh quan hệ, lao động quá sức dễ gây sảy thai.

Lưu ý không nên siêu âm thai quá sớm  khi mới chậm kinh 2 – 3 tuần vì có thể gây ra các biến chứng. Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận trường hợp thai nào bị biến chứng do thực hiện siêu âm quá sớm nhưng cũng nên phòng ngừa.

nen-kham-thai-lan-dau-khi-nao
Nên khám thai lần đầu khi nào?

2. Cần khám những gì trong lần đầu khám thai?

Các phụ nữ mang thai, đặc  biệt những người lần đầu làm mẹ cần nắm rõ quy trình khám trong lần đầu.

Trong lần khám thai đầu tiên sẽ bao gồm:

Xác nhận chính xác mẹ mang thai

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp để xác định rằng bạn có thực sự mang thai hay không. Sau đó sẽ đo kích thước của tử cung, kiểm tra cổ tử cung để nhằm dự đoán chính xác ngày sinh. Trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ có thể chỉ định bạn kiểm tra nước tiểu.

Phụ nữ mang  thai không nên trì hoãn việc khám thai ở lần đầu tiên này vì nó thực sự rất quan trọng vì có thể để lại các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện kịp thời.

Tổng quát tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

Bác sĩ cần nắm rõ hơn các thông tin về sức khỏe của bạn và thai nhi do đó sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ thông qua các thói quen hàng ngày, tiền sử sức khỏe của gia đình, tiền sử bệnh tật của thai phụ, đã từng sử dụng loại thuốc nào, có dùng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia không… từ đó sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích hơn với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai để không gây hại đến sức khỏe thai nhi.

Xem thêm các bài viết liên quan

nen-kham-thai-lan-dau-khi-nao
Khám thai lần đầu là một trong những lần khám quan trọng trong suốt quá trình mang thai

 Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra chi tiết tình trạng sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên cũng tùy từng cơ sở khám khác nhau mà thực hiện những xét nghiệm khác nhau.

Một số các xét nghiệm nhưu xét nghiệm nhóm máu, nước tiểu.

  • Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan, HIV,...
  • Xét nghiệm PAP để xác định người mẹ có bị ung thư cổ tử cung hay không.
  • Xét nghiệm tiểu đường đối với các mẹ bầu đang có nguy cơ chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ.
  • Ngoài ra còn đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, chiều cao, hệ tim mạch, hô hấp… để so sánh với những lần khám thai về sau.

Khám thai lần đầu tiên, dựa vào các kết quả thu được  sau khi khám bác sĩ  sẽ xây dựng lịch khám thai định kỳ phù hợp với từng tuổi thai. Ngoài ra sẽ đưa ra các tư vấn về chế độ ăn, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể, thể dục thể thao, du lịch và sinh hoạt vợ chồng... Đối với những trường hợp thai phụ có tiền sử mắc các bệnh lý nguy hiểm sẽ được chỉ định điều trị sớm -  đây là một ý nghĩa quan trọng trong việc khám thai lần đầu của mẹ bầu.

3. Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám thai lần đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên tìm hiểu kỹ và chọn lựa các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám an toàn, đúng quy trình và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt những nơi có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ tư vấn đúng cho bạn trong suốt quá trình diễn ra thai kỳ.
  • Nếu có bất cứ thắc mắc nào nên hỏi trực tiếp các bác sĩ để được giải đáp.
  • Trước khi siêu âm khoảng 1 tiếng bạn nên uống nhiều nước để khi siêu âm có thể quan sát thai nhi tốt hơn.
  • Hãy giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.

Qua bài viết Cao đẳng Y Tế Hà Nội  chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc “nên khám thai lần đầu khi nào?”. Từ đó mẹ bầu sẽ biết được các mốc khám thai cũng như các xét nghiệm cần thiết và để có những sự chuẩn bị tốt nhất trong suốt quá trình mang thai.