Mỡ máu cao đang dần trở thành một bệnh gia tăng nhanh và có hệ lụy nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch… Do đó việc xét nghiệm Cholesterol là vô cùng quan trọng cần duy trì khám định kỳ hoặc ngay khi có các nghi ngờ bị mỡ máu.
1. Tìm hiểu chung về Cholesterol
Cholesterol là một thành phần của lipit máu, có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Đồng thời cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, để giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Cholesterol được tổng hợp từ 2 nguồn chính đó là từ thức ăn và từ việc cơ thể tự tổng hợp. Một số những thực phẩm có chứa Cholesterol đều từ các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.
Hiện nay trong cơ thể người có 2 loại Cholesterol chính đó là: LDL - Cholesterol “xấu” và HDL- Cholesterol “tốt’. Ngoài ra còn có Lp(a) Cholesterol, một biến thể của LDL – Cholesterol.
LDL – Cholesterol
Giữ vai trò vận chuyển hầu hết Cholesterol trong cơ thể. Trong trường hợp Cholesterol có hàm lượng cao trong máu thì sẽ gây ra tình trạng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu và có nguy cơ gây xơ vữa động mạch hoặc các nguy hiểm khác liên quan đến tim mạch. Chính vì vậy mà loại này được gọi là Cholesterol xấu. Nghiêm trọng hơn nếu các mảng xơ vữa này sẽ kéo dài trong một thời gian gây hẹp, tắc mạch máu dẫn đến vỡ mạch máu đột ngột kéo theo đó là các biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Các yếu tố làm gia tăng hàm lượng LDL- Cholesterol sẽ là chế độ ăn uống, những thói quen gây hại cho sức khỏe như thường xuyên hút thuốc lá, lười vận động thể dục thể thao, người bệnh có tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường…
>>> Xem thêm các tin liên quan
- Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc Flixotide
- Những thông tin về tác dụng phụ của thuốc Ethinylestradiol
- Thuốc Ethosuximide có thể xảy ra tương tác với những thuốc nào?
HDL – Cholesterol
Vai trò mà HDL – Cholesterol đảm nhiệm là vận chuyển Cholesterol từ máu về gan và cùng với “giải thoát” các Cholesterol có trong mảng xơ vữa động mạch nhằm hạn chế tới mức tối đa các biến chứng nguy hiểmHàm lượng HDL – Cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng Cholesterol có trong máu.
Tuy nhiên hàm lượng HDL – Cholesterol có trong máu cũng bị suy giảm nếu có các thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc lá, không tập thể dục, trọng lượng cơ thể quá khổ, béo phì…
Lp Cholesterol
Đây chính là một biến thể của LDL – Cholesterol. Trong trường hợp hàm lượng Lp Cholesterol tăng lên trong máu thì sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
2. Xét nghiệm Cholesterol là gì?
Đây là một xét nghiệm nhằm kiểm tra chính xác các nống độ Cholesterol và Triglyceride HDL - Cholesterol, LDL - Cholesterol... trong máu. Việc này rất quan trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch.
Bản thân Cholesterol là chất mỡ không thể hòa tan trong nước do đó cần phải kết hợp với chất dễ bị hòa tan trong nước như Lipoprotein để dễ dàng di chuyển trong máu. Nên khi làm xét nghiệm mỡ máu thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích định lượng số C và phân tích lượng C theo các loại Lipoprotein.
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Sau khi thực hiện xét nghiệm C thì người bệnh hãy nên quan tâm đến 4 chỉ số đó là: Triglyceride , cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c). Căn cứ vào các chỉ số đó mà bác sĩ sẽ đưa ra kết quả bạn có bị rối loạn chuyển hóa lipit máu hay có những bệnh lý nào liên quan đến tiểu đường, tim mạch…
- Xét nghiệm Triglyceride
Đây là một dạng chất béo chiếm đa phần chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn và cũng là một trong những thành phần chủ yếu của dầu thực vật và mỡ động vật. Do đó Dựa vào các chỉ số Triglyceride trong máu mà đánh giá được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu đường nếu có chỉ số Triglyceride cao, cụ thể như:
- Triglyceride ở mức bình thường: < 100 mg/dL (1,7 mmol/L).
- Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL (1,7 - 2 mmol/ L).
- Triglyceride ở mức cao: 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L).
- Triglyceride ở mức rất cao: > 500 mg/dL (6 mmol/L).
- Xét nghiệm Cholesterol toàn phần
Đây là một xét nghiệm mà hầu hết những người trên 20 tuổi đều cần phải được thực hiện. Cụ thể ý nghĩa của các chỉ số như:
- Nồng độ lý tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành của bạn là thấp: < 200 mg/dL (5,1 mmol/L).
- Mức ranh giới, cần chú ý: 200 - 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L).
- Trường hợp bạn bị tăng cholesterol máu: ≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L). Những người này có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành hơn những người bình thường.
- Xét nghiệm LDL – Cholesterol
Thông thường loại xét nghiệm này được chỉ định cho các trường hợp người bệnh mắc rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường,...
- Mức bình thường: 100 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức đường biên (giới hạn cao): 130 - 159 mg/dL
- Mức cao: 160 mg/dL trở lên
Trường hợp chỉ số LDL – C càng cao thì khả năng người bệnh bị xơ vữa động mạch càng lớn và ngược lại, đặc biệt khi đạt đến chỉ số tối đa thì mức độ sẽ càng nguy hiểm hơn rất nhiều.
- Xét nghiệm HDL – Cholesterol
Đối với những người trên 40 tuổi hoặc mắc tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, mỡ máu… nên kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng xét nghiệm này.
- Mức bình thường: 40 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức thấp: 39 mg/dL hoặc thấp hơn
- Mức lý tưởng: 60 mg/dL trở lên
Trường hợp chỉ số LDL – Cholesterol càng tăng thì khả năng người bệnh bị xơ vữa động mạch càng thấp hơn và ngược lại.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Theo các chuyên gia là giảng viên tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Đa Khoa thì xét nghiệm mỡ máu chịu ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của người bệnh. Nếu trước khi xét nghiệm Cholesterol mà bạn dùng đến các loại thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng Cholesterol thì kết quả xét nghiệm sẽ bị sai lệch do nồng độ cholesterol trong máu tăng.
Ngoài ra một vài yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm Cholesterol như:
- Thời tiết mùa đông thì hàm lượng mỡ máu sẽ cao hơn so với mùa hè khoảng 8%.
- Độ tuổi, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt của người bệnh: Đa phần những người nghiện thuốc lá, có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên sẽ có lượng C trong máu cao.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: nếu bạn đang trong quá trình điều trị tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường và dùng các loại thuốc như an thần, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid tăng chuyển hóa, disulfiram, lansoprazol, levodopa, lithium, thuốc ngừa thai uống…. thì khi làm xét nghiệm C sẽ không cho kết quả chính xác.
4. Những lưu ý trước khi xét nghiệm mỡ máu
Để có được kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm Cholesterol nhằm có các phương pháp điều trị thích hợp hơn thì bạn cần lưu ý một vài điều sau trước khi làm xét nghiệm
- Cần phải nhịn ăn: Trong thực phẩm có chứa nhiều lipit và các chất dinh dưỡng khác nên sẽ làm rối loạn các chỉ số. Do đó cơ thể người bệnh không nên dung nạp bất cứ loại thực phẩm nào trong vòng từ 8 -12 giờ trước đó thì sẽ cho kết quả xét nghiệm mỡ máu chính xác.
- Thực hiện sinh hoạt lành mạnh, tránh xa sữa, thuốc lá, cà phê, rượu bia: trước khi làm xét nghiệm ít nhất là khoảng 24 giờ, người bệnh tuyệt đối không nên dùng rượu bia, cà phê, cồn hoặc các chất kích thích khác để những loại nước đó không làm ảnh hưognr đến chỉ số xét nghiệm.
- Uống đủ nước: cần phải nhịn đói trước khi làm xét nghiệm do đó bạn nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết để cung cấp cho các hoạt động khác của cơ thể, tránh bị mệt mỏi trong suốt quá trình làm xét nghiệm.
- Thời điểm tốt nhất để lấy máu xét nghiệm: Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất vào buổi sáng. Vì nồng độ một số chất có thể bị thay đổi nếu thời điểm lấy máu không đúng.
Ngoài ra, để duy trì hàm lượng Cholesterol trong máu ở mức lành mạnh và không gây hại gì đến sức khỏe thì bản thân mỗi người nên tự xây dựng cho mình lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thường xuyên các loại rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm chứ nhiều đường, đồ uống có cồn, chất kích thích... Bên cạnh đó nên thường xuyên tập thể dục thể thao với những bài tập phù hợp với thể trạng để có sức khỏe tốt nhất.
Cách phòng ngừa tốt nhất những bệnh lý do rối loạn chuyển hóa mỡ gây ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm mỡ máu đầy đủ tại các cơ sở y tế uy tín.
Hi vọng, qua bài viết bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về xét nghiệm Cholesterol để từ đó thực hiện những biện pháp phù hợp hạn chế tối đa các biến chứng do rối loạn mỡ máu gây ra. Những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh có thắc mắc hãy tham khảo trực tiếp ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.