HP là một loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trong các loại vi khuẩn. Nhiễm khuẩn HP có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Vậy vi khuẩn HP có lây không? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kiến thức y khoa chi tiết ở dưới bài viết nhé!
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày con người. Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzym là Urease giúp nó trung hòa accid trong dạ dày.
Vi khuẩn HP chính là nguyên nhân gây ra các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng và phần lớn các tổn thương loét của dạ dày hoặc một số nguyên nhân ung thư dạ dày.
1. Nguyên nhân gây ra vi khuẩn HP là gì?
Theo các giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội thì một số nguyên nhân gây ra vi khuẩn HP như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn đã có người mắc HP thì nguy cơ lây nhiễm sang những thành viên khác là rất cao.
- Vệ sinh kém: nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm không hợp vệ sinh, nơi ở không được dọn dẹp đảm bảo vệ sinh thì sẽ tạo môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn HP phát triển và lây lan.
- Sống chung với bệnh nhân đã mắc vi khuẩn HP: Vi khuẩn Hp do có rất nhiều con đường lây lan và đặc biệt trong môi trường không khí và giữa những con người nên nếu bạn sống chung với người có tiền sử mắc HP thì sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Dịch vụ y tế, trang thiết bị kém, không hợp vệ sinh: Các dụng cụ chuyên dụng dùng cho nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, các dụng cụ nha khoa khác… ở những cơ sở thăm khám nhỏ lẻ và không có uy tín sẽ là nguyên nhân gia tăng lây nhiễm vi khuẩn HP.
Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân gây ra bệnh khác mà chưa được liệt kê ở trên, Nếu người bệnh có thắc mắc có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác hơn.
2. Triệu chứng nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Có nhiều người khi đi khám mới biết rằng mình đã mắc HP, đó là do việc thiếu hiểu biết về các triệu chứng nhận biết của vi khuẩn HP. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng mắc vi khuẩn HP như:
- Đau bụng: đây được coi là dấu hiệu đầu tiên khi mắc vi khuẩn HP, thường sẽ đau ở vùng thượng vị. Cảm giác đau quặn, và cảm thấy nóng rát ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.Nhưng các triệu chứng này thường khiến cho người bệnh nhầm lẫn với các triệu chứng khác.
- Chướng bụng, đầy hơi: thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện trong lúc người bệnh bị đói hoặc sau những bữa ăn, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ, thuốc lá, bia rượu…
- Ợ nóng: triệu chứng này sẽ làm cho người bệnh khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, đau rát từ cổ họng xuống đến bụng.
- Buồn nôn: Những người mắc bệnh HP đều xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn thường xuyên. Mỗi khi nôn thường có nước, chất dịch dạ dày và chất nôn màu thẫm đen.
- Hôi miệng: dưới tác động của vi khuẩn HP cùng với quá trình tiêu hóa sẽ làm cho thức ăn dễ bị hư hỏng dẫn đến sinh hơn và mùi hôi bốc lên miệng. khi tiếp xúc với những người bị nhiễm vi khuẩn HP thường thấy họ bị hôi miệng.
Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu như trên, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn HP có lây không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn HP giống như các loại vi sinh vật khác nên có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Thông qua các con đường lây nhiễm chủ yếu như:
Vi khuẩn lây qua đường miệng – miệng: do vi khuẩn Hp có thể tồn tại được trong dịch vị dạ dày, nước bọt, mảng bám răng nên bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP từ người mắc bệnh nếu không được đeo khẩu trang. Ngoài ra thì các vi khuẩn HP có thể ẩn chứa trong nước bọt nên dễ dàng dính vào thức ăn. Nên chính thói quen dùng chung bát đũa, thức ăn… sẽ gây lây lan vi khuẩn HP cho những người xung quanh.
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua phân: thông thường các vi khuẩn HP sẽ được cơ thể đào thải qua phân ra bên ngoài môi trường.
Vi khuẩn HP lây từ dạ dày sang dạ dày: đây là con đường lây nhiễm từ các thiết bị khám dạ dày mà chưa được tiệt trùng vi khuẩn. Tuy nhiên tỉ lệ mắc HP theo con đường này là khá thấp. Do đó tốt nhất người bệnh nên tìm các cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng.
Nhiễm vi khuẩn HP có gây nguy hiểm không?
Ở Việt Nam có tới 90% dân số bị mắc bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP. Do vi khuẩn này có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh và hầu hết trong thời gian đầu sẽ không gây ra các biểu hiện để nhận biết bệnh sớm. Không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống thường ngày của người bệnh. Cụ thể như:
- Viêm loét dạ dày: Vi khuẩn Hp sẽ làm ảnh hưởng thậm chí là hỏng đi lớp niêm mạc của dạ dày và ruột non. Điều này làm cho các axit có trong dịch bao tử tiếp xúc trực tiếp với dạ dày gây ra nhiều vết lở loét.
- Niêm mạc dạ dày bị viêm: Vi khuẩn HP gây kích ứng bao tử trong suốt một thời gian dài dẫn đến viêm dạ dày.
- Ung thư dạ dày: HP là loại vi khuẩn nằm trong yếu tố có nguy cơ cao tiềm ẩn đối với un g thư dạ dày.
4. Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mắc vi khuẩn HP
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng của người bệnh để chỉ định dùng các kỹ thuật chẩn đoán chính xác hơn. Hiện nay y học hiện đại có 3 phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP bao gồm:
- Xét nghiệm HP bằng hơi thở: phương pháp test hơi thở trở thành một phương pháp tin cậy trong kiểm tra và theo dõi nhiễm khuẩn Hp.. Người bệnh sẽ được cho uống 1 viên thuốc có chứa đồng vị C14 hoặc dung dịch có chứa C13 và sau đó ngồi nghỉ. Tiếp đến sẽ thổi vào dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra.
- Xét nghiệm HP bằng máu: Xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn HP là loại xét nghiệm phổ biến.
- Xét nghiệm vi khuẩn HP qua phân: Bác sĩ thường lấy phân của người bệnh và làm xét nghiệm sinh thiết, từ đó tìm kiếm ra loại vi khuẩn gây hại này.
Phương pháp điều trị bệnh
Tùy theo mức độ viêm loét dạ dày và vi khuẩn HP, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng các phương pháp điều trị khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị cho người mắc khuẩn HP như:
- Nhóm kháng acid: NaHCO3, CaCO3.
- Nhóm kháng tiết H2: Cimetidin, Ranitidine, Famotidine, Nizatidine.
- Thuốc ức chế bơm Proton: Omeprazol, Esomeprazole, Lansoprazol, Rabenprazol.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Prostaglandine, Bismuth.
- Kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Amoxicilline, Clarithromycine, Metronidazol, Tinidazol
Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt kết quả cao. Trên thực tế thì các thì các vi khuẩn HP rất dễ tiêu diệt nhưng chúng lại chính là loại vi khuẩn dễ kháng thuốc. Do đó cách tốt nhất để điều trị HP là người bệnh nên đi khám tại các cơ sở sở y tế chuyên khoa hoặc tại các bệnh viện.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Khi đã nắm rõ các con đường lây nhiễm của khuẩn HP như đã đề cập ở trên thì bản thân mỗi người nên chủ động phòng ngừa cho bản thân:
- Không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân như đồ ăn, bát đũa, gắp thức ăn cho nhau...
- Người bệnh khi đã được chẩn đoán nhiễm HP thì không hôn trẻ, nêm nếm thức ăn, không mớm cơm cháo cho trẻ... để tránh lây nhiễm HP cho trẻ.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, điều độ và đúng giờ. Tránh xa các đồ ăn cay nóng, đồ uống rượu, bia...
- Không được tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh bừa bãi khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để điều trị nhiễm khuẩn HP. Cần thực hiện đúng phác đồ, đúng thuốc, đúng liều lượng.
- Khi có các dấu hiệu khó chịu về đường tiêu hóa cần đi khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác, tầm soát HP kịp thời và có hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin về vi khuẩn HP và câu trả lời cho câu hỏi “Vi khuẩn HP có lây không?” Hy vọng qua bài viết này chúng tôi có thể cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết để có các biện pháp hiệu quả trong việc phòng tránh, chữa trị không may nhiễm khuẩn HP. Mong những kiến thức này hữu ích với bạn. Chúc cho bạn luôn mạnh khỏe