Thuốc Femoston sử dụng trong điều trị bệnh gì? Có cách sử dụng và liều dùng cụ thể cho từng trường hợp bệnh như thế nào?... Tất cả những thắc mắc về Thuốc Femoston sẽ được giải đáp bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!!
Thuốc Femoston thuộc nhóm thuốc hormone, nội tiết tố.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 28 viên, hộp 3 vỉ x 28 viên. Tất cả sẽ bao gồm 14 viên nén màu trắng và 14 viên nén màu xám.
Thành phần: Dydrogesterone, estradiol.
1. Tác dụng của thuốc Femoston
Thuốc Femoston thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ đã qua kỳ kinh ít nhất 12 tháng.
Bên cạnh đó thuốc giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao rạn gãy xương mà không dung nạp hoặc chống chỉ định với các loại thuốc khác dùng để dự phòng loãng xương.
Điều trị các triệu chứng mãn kinh (cơn bốc hỏa, khô âm đạo), phòng gãy xương do loãng xương, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, loạn kinh nguyệt.
Có những tác dụng khác của thuốc không được liệt kê ở trên, bạn có thắc mắc nên hỏi ý kiến của những người có năng lực chuyên môn để biết rõ hơn những thông tin về thuốc.
>>> Xem thêm các tin liên quan
- Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc Flixotide
- Những thông tin về tác dụng phụ của thuốc Ethinylestradiol
- Thuốc Ethosuximide có thể xảy ra tương tác với những thuốc nào?
- Cần chú ý những gì khi sử dụng thuốc Etidronate điều trị bệnh Paget xương
2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Femoston
Hướng dẫn cách sử dụng
Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào người dùng cũng nên cần đọc kỹ những khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm và nên kiểm tra qua sản phẩm bằng mắt thường để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc trong quá trình sử dụng. Thuốc Femoston cũng không ngoại lệ.
Thuốc có thể dùng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn đều được, tuy nhiên nên dùng liều vừa đủ trong thời gian được chỉ định tránh lạm dụng quá mức.
Liều dùng dành cho người lớn
- Sử dụng 1 viên mỗi ngày trong chu kỳ 28 ngày. Cụ thể:
- Hai tuần đầu tiên của chu kỳ bạn sẽ chỉ dùng các viên thuốc có màu trắng chứa estradiol.
- Sau đó tiếp tục dùng đến các viên thuốc màu xám có chứa estradiol và dydrogesterone.
- Bạn bắt đầu các gói tiếp theo ngay sau khi bạn uống thuốc cuối cùng
Nếu bạn quên dùng 1 liều, bạn hãy dùng càng sớm càng tốt, nếu hơn 12 giờ trôi qua, bạn hãy tiếp tục viên tiếp theo mà không dùng viên đã quên, khả năng chảy máu bất thường hoặc có vết máu có thể tăng.
3. Tác dụng phụ của thuốc Femoston
Những tác dụng có thể người dùng sẽ gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Femoston bao gồm:
- Âm đạo bị nhiễm nấm Candida.
- Có các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
- Người dùng bị đau đầu và thường xuyên chóng mặt, đau bụng, đầy hơi..
- Đau lưng, ngực bị sưng căng.
- Trên da sẽ bị dị ứng.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Tăng cân bất thường.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của những loại thuốc hoặc cũng có thể làm gia tăng những tác dụng không mong muốn nguy hiểm. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Một số thuốc có thể tương tác với Femoston khi dùng chung bao gồm:
- Thuốc trị động kinh;
- Thuốc ức chế miễn dịch như tacrolimus, cyclosporine A;
- Dược thảo chứa St. John’s Wort;
- Thuốc trị hen phế quản theophylline.
- Thuốc chống nhiễm trùng như ritonavir, nelfinavir;
- Thuốc giảm đau fentanyl;
5. Thận trọng cần lưu ý khi sử dụng thuốc Femoston
- Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc, bao gồm:
- Người mắc bệnh ung thư vú hoặc đang trong diện nghi ngờ mắc.
- Có u ác tính phụ thuộc estrogen.
- Chưa xác định được nguyên nhân làm chảy máu bộ phận sinh dục.
- Tăng sản nội mạc tử cung.
- Đã từng hoặc đang mắc huyết khối tăng tĩnh mạch.
- Rối loạn chảy máu.
- Huyết khối động mạch cấp tính.
- Người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc gan cấp tính.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Tốt nhất mọi người nên ngừng không được dùng thuốc Femoston trong trường hợp bị vàng da; huyết áp tăng; mang thai; bị đau nửa đầu; thiếu hụt về lượng Lactase; Galactose hay kém hấp thu về lượng Glucose,...
- Không sử dụng Femoston nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ. Femoston không cung cấp biện pháp tránh thai. Nếu cần thiết, bạn nên sử dụng một biện pháp tránh thai của một số loại để tránh mang thai.
- Chống chỉ định sử dụng với những người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc Femoston.
Hy vọng tất cả những thông tin do Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội vừa cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người hiểu hơn về thuốc Femoston cũng như cách dùng như thế nào an toàn nhất. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên khác của các bác sĩ/ dược sĩ.