Viêm miệng thực chất là viêm loét niêm mạc miệng, triệu chứng này xảy ra khá phổ biến, đặc biệt nhiều trong thời tiết nắng nóng. Bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến việc sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Theo dõi kỹ hơn các thông tin về bệnh viêm miệng ở dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
Bệnh viêm miệng là gì?
Viêm miệng chính là tình trạng xuất hiện một vết loét nhỏ ở phần mô mềm trên trong môi hoặc má, bên trên nướu hoặc dưới lưỡi. Khi đó hiện tượng này sẽ kéo dài trong khoảng 7 - 10 ngày, chúng cũng có thể tự lành mà không để lại bất cứ vết sẹo nào nhưng sẽ gây đau và cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Nếu như hơn 2 tuần mà tình trạng viêm miệng không được cải thiện thì các bạn sẽ cần phải đi khám bác sĩ. Vì rằng đây không phải là một căn bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm nhưng không được điều trị cũng như dự phòng hợp lý sẽ có thể để lại những biến chứng hết sức nặng nề.
Nguyên nhân của bệnh viêm miệng
Theo quan niệm dân gian thì bị viêm miệng thì thường là do ăn nhiều đồ cay nóng. Nhưng theo nền khoa học hiện đại thì hiện vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là do:
- Cơ thể có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Stress
- Chế độ dinh dưỡng kém, không phù hợp.
- Miệng có tiền sử các tổn thương.
- Có tiền sử viêm nha chu trước đây.
- Lượng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi
- Do có các Virus và vi khuẩn xâm nhập.
- Những người mới mọc răng.
- Ăn nhiều thức ăn chua cay.
- Dị ứng với thực phẩm
- Ăn nhiều thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
- Uống bia rượu, hút thuốc lá.
- Có tiền sử đau răng trước đây
- Đối tượng mới phẫu thuật chỉnh hình vùng hàm mặt hoặc mới làm răng giả, lấy cao răng.
Biểu hiện của bệnh viêm miệng
Triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường là ở vị trí niêm mạc miệng xuất hiện những đốm trắng với kích thước 1 - 2mm. Các đốm trắng dần to lên, lâu dần sẽ tạo thành mọng nước và có thể cỡ và gây loét sau vài ngày. Các vết loét có thể có kích thước lên tới 10mm gây ra ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện tại chỗ: sưng đỏ và đau, lở loét, khó chịu khi nhai nuốt, sốt cao, nổi hạch, khi các vết loét chuyển sang màu trắng và bớt đau hơn chính là lúc bệnh bắt đầu giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Triệu chứng nhức mắt đau đầu là bệnh gì? Phương pháp điều trị ra sao?
- Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường và cách khắc phục bệnh kịp thời
- Thuốc Cedax có tác dụng trong điều trị bệnh gì?
Cách điều trị bệnh viêm miệng
Bệnh viêm miệng không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe do đau miệng làm khó khăn cho quá trình cơ thể hấp thụ thức ăn sẽ bị hạn chế. Do đó ngay khi xuất hiện các triệu chứng của viêm miệng thì nên có phương pháp điều trị chính xác để từ đó hạn chế được ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra, cụ thể như:
Thông thường người bệnh chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tiếp đến uống thuốc kháng sinh, giảm đau, bổ sung Vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để tái tạo niêm mạc. Các thuốc dùng trong điều trị viêm loét miệng điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng nhằm giảm số lượng và kích thước của vết loét, giảm đau, giảm thời gian lành thương, giảm khả năng tái phát của bệnh.
Còn khi người bệnh bị nhiễm trùng nặng thì các vết loét sâu và dần tình trạng đó lan rộng ra kèm theo những triệu chứng như suy nhược toàn thân, nhiễm khuẩn nặng thì cần lấy máu để làm kháng sinh đồ.
Các loại trà túi lọc sau khi sử dụng thì có thể đắp vào hần vết thương thì sẽ nhanh chóng giảm viêm và những cơn đau nhờ vào hợp chất tannin có sẵn trong túi trà. Đối với một số trường hợp viêm miệng nặng, bị loét miệng liên tục trong thời gian dài, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm.
Cách phòng ngừa bệnh viêm miệng
Cách phòng ngừa bệnh viêm miệng rất đơn giản nếu người bệnh chú ý đến:
Khi ăn uống hoặc đánh răng thì cần tránh làm tổn thương vùng niêm mạc. Cùng với đó cần xây dựng chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi phù hợp hơn, tránh gây ra căng thẳng.
Đối với trẻ em: Cha mẹ nên hướng dẫn cách bé đánh răng đúng cách để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng. Nhắc trẻ thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Nên ăn những món rau củ luộc, trái cây, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, đồ ăn xào nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước và bổ sung vitamin bằng các loại hoa quả.
Súc miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng.
Trong bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về bệnh viêm miệng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn, giúp các bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt hơn.