Khám thai 3 tháng đầu là một việc làm hết sức quan trọng và sớm phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn đối với mẹ bầu và thai nhi. Bạn đọc hãy cùng Cao Đẳng Dược Chính Quy TPHCM tìm hiểu về quy trình khám thai 3 tháng đầu ở dưới bài viết nhé!
1. Mục đích khám thai 3 tháng đầu
Trong suốt quá trình mang thai sẽ được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối cùng. Với giai đoạn thứ nhất là 3 tháng đầu là thời điểm cực kỳ nhạy cảm đối với cả mẹ và thai nhi.
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn khiến cho bất cứ mẹ bầu nào cũng lo lắng. Chính vì vậy ở lần khám thai đầu tiên này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cụ thể như:
– Lần khám thai này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán về sự có mặt chính xác của bào thai và bạn đang mang đơn thai, song thai hay đa thai.
– Khám thai ở ba tháng đầu nhằm dự kiến chính xác ngày sinh khi kết thúc thai kỳ. Điều này sẽ giúp các bậc cha mẹ dự kiến được thời gian sinh để chuẩn bị tâm lý cũng như các điều kiện tốt nhất để đón con yêu chào đời.
– Bên cạnh đó việc khám thai 3 tháng đầu giúp chẩn đoán phát hiện những bệnh lý thai kỳ như tiểu đường, tim sản, cao huyết áp… Từ đó sẽ đưa ra được các chỉ định phù hợp và đồng thời hẹn lịch khám ở những lần tiếp theo.
– Phát hiện sớm các bệnh phụ khoa mà mẹ bầu có thể mắc phải như: u xơ tử cung, u buồng trứng… và tư vấn giải pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Bệnh bỏng rạ có nguy hiểm không? Cách chăm sóc và điều trị bệnh như thế nào?
- Đi bộ có tác dụng gì? Hướng dẫn cách đi bộ đúng cách
- Mỗi sáng uống một cốc nước ấm đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe
2. Các mốc khám thai ở trong 3 tháng đầu
Có nhiều mẹ bầu cho rằng nếu trong thời kỳ mang thai nếu đi siêu âm quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi thì nên thay đổi suy nghĩ. Tất nhiên rằng bạn không nên lạm dụng, chỉ nên thực hiện theo những mốc thời gian dưới đây:
Khám lúc thai đạt 6-8 tuần
Khám trong khoảng thời gian này để xác định chính thức có thai hay chưa và những thông tin cơ bản về bào thai như thai đơn hay đôi.. có gặp vấn đề gì về thai như thai ngoài tử cung, thai lưu không..
Khám lúc thai đạt 11-13 tuần
Khám thai khi được 3 tháng, để từ đó phát hiện những dấu hiệu bất thường, các nguy cơ ở thai nhi như hội chứng down hay một số dị tật bẩm sinh,... Tóm lại, việc khám thai ở thời kỳ đầu để giúp theo dõi sự hình thành và phát triển của bào thai trong bụng mẹ, nếu có bất cứ dấu hiệu nào thì có thể giải quyết nhanh chóng, kịp thơi, tránh rủi ro.
3. Quy trình khám thai 3 tháng đầu
Khi đi khám thai trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần thực hiện nhiều xét nghiệm, siêu âm khác nhau. Hướng dẫn cụ thể quy trình khám thai 3 tháng đầu như:
Xét nghiệm nước tiểu
Đây là một trong những xét nghiệm đầu tiên cần thực hiện nhằm xác định chính xác việc mang thai. Ngoài ra thì xét nghiệm nước tiểu còn giúp đánh giá việc bạn có nguy cơ bị mắc nhiễm trừng đường tiết niệu hay tiểu đường thai kỳ hay không. Việc này sẽ có thông số cụ thể để từ đó bác sĩ có những chỉ định cho phù hợp hơn với từng mẹ bầu. Hạn chế tối đa những rủi ro có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi và mẹ.
Siêu âm thai 3 tháng đầu
Về siêu âm thì trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần thực hiện cả 3 loại siêu âm như:
- Siêu âm đầu dò (ngả âm đạo)
Là sử dụng kỹ thuật sóng âm tần cao tiếp xúc qua âm đạo từ đó mà hiển thị những hình ảnh ở tử cung, buồng trứng… một cách chính xác. Mục đích chính của lần siêu âm này là xem thai đã nằm trong tử cung hay chưa, vị trí có vấn đề gì không, có mấy thai, xác định tuổi thai, phát hiện bệnh lý vùng tiểu khung mà siêu âm thành bụng khó thực hiện được...
- Siêu âm đo độ mờ da gáy
Đây là một cuộc kiểm tra có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp đánh giá xem thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không.Việc đo độ mờ da gáy được chỉ định bắt buộc thực hiện ở tuần 11-14 của thai kỳ. Theo các chuyên gia nếu đo quá sớm, da gáy sẽ rất mờ vì thai nhi lúc này còn quá nhỏ.
- Siêu âm 3D, 4D hay Double Test
Tùy vào thể trạng sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp siêu âm phù hợp.Đây là những xét nghiệm mới, cho hình ảnh chân thực, nhiều góc cạnh, giúp phát hiện dị tật bẩm sinh sớm, chính xác. Vì thế, siêu âm được sử dụng thường xuyên không chỉ trong sàng lọc dị tật mà còn trong các lần khám thai định kì. Double sẽ có kết quả kém chính xác hơn các phương pháp siêu âm, thông thường kết quả xét nghiệm Double Test cần kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy và các yếu tố khác như: tuổi của mẹ, chiều cao, cân nặng, tiền sử bệnh lý, thói quen hàng ngày, tuổi thai, tình trạng đơn thai hoặc đa thai,… mới đưa ra dự đoán chính xác.
Ngoài các xét nghiệm cần làm như đã đề cập ở trên thì các mẹ cũng nên thực hiện một vài xét nghiêm khác như xét nghiệm rubella, giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B,...
Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp các mẹ có kiến thức bổ ích trong giai đoạn mang thai đầu của mình. Mang thai chưa bao giờ là một hành trình suôn sẻ hoàn toàn mà luôn tiềm ẩn một số nguy cơ thấp hoặc cao do đó bạn cần phải có sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa giỏi với lộ trình chăm sóc dưỡng thai cẩn thận.
Chúc các mẹ có một thai kỳ tốt, phát triển khỏe mạnh nhé!