Bệnh bỏng rạ hay còn gọi là bệnh thủy đậu, bệnh có tính chất lây lan nhanh và nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Để biết rõ hơn về căn bệnh này, bạn hãy tham khảo bài viết của chúng tôi ở dưới đây!
Bệnh bỏng rạ là do Virus Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc da thịt hoặc qua những giọt nước bọt nhỏ khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho.
Bỏng rạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh có khả năng phát triển mạnh hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện đầy đủ như trẻ em, phụ nữ đang trong thời lỳ mang thai và một số ít ở người cao tuổi. Đặc biệt bệnh thường xuất hiện vào những lúc thời tiết chuyển mùa.
Đa phần bệnh sẽ xuất hiện ở những trẻ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc xin thủy đậu.
1. Triệu chứng nhận biết bệnh bỏng rạ
Bệnh bỏng rạ ở người lớn và trẻnhỏ có những dấu hiệu nào để nhận biết? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thông thường dấu hiệu nhận biết bệnh ở cả người lớn và trẻ em sẽ tương tự nhau:
- Ban đầu khi vi khuẩn mới xâm nhập vào cơ thể thì chưa có các triệu chứng nổi bật mà chỉ ó những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ và đau họng… tuy nhiên những dấu hiệu này rất dễ người bệnh nhầm lẫn sang các bệnh khác.
- Tiếp đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt rạ phồng tròn, nhỏ có kích thước trung bình khoảng 2-4mm.
- Những nốt này ban đầu sẽ mọc nhiều ở vùng ngực, măt, lưng và theo thời gian các nốt lan dần khắp cơ thể.
- Số lượng mụn trái rạ đó tùy thuộc vào thể trạng và cơ thể từng người bệnh. Có trường hợp chỉ bị nổi vài mụn nhưng cũng có trường hợp nổi kín khắp người.
- Sốt: bệnh bỏng rạ có thể đi kèm với tình trạng thân nhiệt tăng nhẹ.
- Biểu hiện bệnh trái rạ sắp khỏi là khi các nốt mụn nước dừng lại, lặn hết và bắt đầu đóng vẩy, bong tróc.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Đi bộ có tác dụng gì? Hướng dẫn cách đi bộ đúng cách
- Mỗi sáng uống một cốc nước ấm đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe
- Hướng dẫn mẹ cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ sơ sinh an toàn
Đặc điểm nhận biết của nốt mụn bỏng rạ
- Nốt có chứa dịch trong, thể tích nông, có dạng tròn hoặc bầu dục, làn da xung quanh nốt mụn có vòng đỏ.
- Bệnh bỏng rạ các nốt sẽ không mọc thứ tự mà trong khoảng 3 – 4 ngày chúng mọc hết đợt này đến đợt khác.
- Người bệnh tuyệt tốt không được làm vỡ các nốt bỏng rạ vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.
2. Bệnh bỏng rạ có nguy hiểm không?
Với bệnh bỏng rạ ở người lớn thông thường sẽ nặng hơn so với trẻ em. Nếu không điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của bệnh bỏng ra như:
- Nhiễm trùng da: Khi các mụn nước bị vỡ ra có thể gây lở loét hoặc chảy máu bên trong. Biến chứng này có thể gặp nhiều ở trẻ em do không kiêng được và trẻ dùng tay gãi ngứa.
- Viêm phổi thủy đậu: biến chứng có thể xảy ra trong khoảng 3 - 5 ngày sau khi phát bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
- Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: các triệu chứng của biến chứng này là tiểu ra máu và suy thận.
- Phụ nữ mang thai, mẹ bầu: Có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang thai nhi làm cho trẻ bị khuyết tật hoặc có những đe dọa về tính mạng, đặc biệt nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh. Có đến 30% trẻ sơ sinh lây truyền bệnh bỏng rạ từ mẹ có nguy cơ tử vong. Chính vì vậy để phòng tránh những nguy hiểm đó có thể xảy ra thì trước khi có ý định mang thai thì bạn cần phải đi tiêm phòng bỏng rạ và một số bệnh khác.
- Gây viêm não, viêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): Biến chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có số lượng bị mắc phải nhiều hơn là người lớn. Biểu hiện nhận biết của biến chứng này gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Nghiêm trọng hơn là có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
- Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: Khi các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực trong tai có thể sẽ gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.
3. Bệnh bỏng rạ và cách chữa trị
Cách chữa trị
Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Tế Hà Nội thì hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh bỏng rạ. Tuy nhiên để khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra nên cách ly, xử lý tốt các nốt bỏng rạ và đề phòng lây lan.
Các loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị các nốt loét đề phòng bội nhiễm như: Xanh Methylen hoặc thuốc tím bôi ngoài da cho trẻ, thuốc bôi có chứa ac, sử dụng thuốc hạ sốt khi bị sốt cao trên 38,5 độ. Ngoài ra bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà đưa ra các chỉ định khác nhau. Bên cạnh đó việc tiêm vắc xin phòng bệnh bỏng rạ cho trẻ cũng là một phương pháp rất hiệu quả.
Lưu ý: Khi dùng bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bẹnh do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và tuân thủ theo những chỉ dẫn của họ để hạn chế tới mức tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh khi bị bỏng rạ
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn mềm, uống đủ nước, có thể uống thêm nước hoa quả… Bổ sung thêm nhiều rau xanh để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó cũng cần chú ý khi ăn hoa quả chứa nhiều axit, sẽ làm vết thương thêm đau và loét.
- Không nên gãi vào vùng da bị bệnh vì có thể sẽ khiến các mụn nước bị vỡ ra, chảy dịch, làm lây lan sang các vùng da xung quanh, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, nhiễm khuẩn. Ngoài ra cũng cần chú ý đến đồ mặc thường ngày, hạn chế mặc đồ len, dạ, đồ bó sát khiến các nốt mụn bị vỡ ra.
- Kiêng tiếp xúc với gió, nước. Khi bị thủy đậu, hệ miễn dịch lúc này đang yếu. Nếu bạn tiếp xúc với gió, nước, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể.
- Không ăn thực phẩm tanh (thịt bò, thịt gà, hải sản,….), trái cây có chứa axit, đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa, cà phê và socola. Tránh ăn thức ăn cay, nóng và mặn vì nó sẽ gây kích ứng đến các vết loét trong khoang miệng, khiến bệnh lâu bình phục hơn.
- Nếu sốt cao sử dụng các thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn không được tự ý mua và dùng.
- Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
- Có thể sử dụng kháng sinh nếu có biểu hiện nhiễm trùng và để hạn chế biến chứng như viêm phổi, viêm não màng não.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng. Khi tắm người bệnh nên tắm ở những nơi kín gió.
- Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.
- Đa phần các trường hợp bị phỏng rạ có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu người bệnh liên tục sốt cao, bệnh kéo dài nhiều ngày không đỡ… cần đưa người bệnh tới ngay các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả để phòng tránh bội nhiễm.
Hi vọng với những thông tin về bệnh bỏng rạ hôm nay đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh bỏng rạ ở người lớn và trẻ nhỏ và có cách điều trị, phòng tránh bệnh kịp thời nhất.