Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hội chứng Horner là gì? Những dấu hiệu nhận biết


Hội chứng Horner xuất hiện do sự tổn thương của các dây thần kinh đi từ não đến mắt và mặt bị gián đoạn. Các dấu hiệu  và triệu chứng thường gặp của hội chứng Horner là đồng tử co nhỏ, mí mắt trên rủ xuống, mồ hôi ít hoặc không có...

Hội chứng Horner là gì?

hoi-chung-horner

Hội chứng Horner khiến mí mắt trên rủ xuống.

Hội chứng Horner xảy ra khi các dây thần kinh đi từ não đến mắt và mặt bị gián đoạn. Đây là hội chứng hiếm gặp và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mặt.

Hội chứng Horner còn được gọi với cái tên khác là hội chứng Horner - Bernard hay liệt giao cảm mắt. Do đó, khi gặp vấn đề nghi ngờ do hội chứng Horner, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Dấu hiệu và các triệu chứng của hội chứng Horner

Các nghiên cứu từ Trường Cao đẳng Y Hà Nội chỉ ra, hội chứng Horner sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa khuôn mặt của người bệnh. Theo đó, những dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở người mắc hội chứng Horner gồm:

- Đồng tử liên tục co nhỏ;

- Kích cỡ đồng tử của hai mắt không đều nhau;

- Ít hoặc trì hoãn mở (giãn nở) của đồng tử bên bị ảnh hưởng trong ánh sáng lờ mờ;

- Mí mắt trên rủ xuống (sụp mí);

- Mí dưới nâng lên một chút đôi khi được gọi sụp mí ngược;

- Mồ hôi ít hoặc không có (giảm tiết mồ hôi) toàn bộ một bên mặt hoặc một mảng da của bên bị ảnh hưởng;

Những dấu hiệu và triệu chứng, nhất là đối với tình trạng sụp mí mắt và tình trạng điều tiết mồ hôi cũng khó có thể phát hiện được.

* Dấu hiệu và các triệu chứng ở trẻ nhỏ khi mắc hội chứng Horner

  • Trẻ mắc hội chứng Horner không có phản xạ đỏ mặt phía bên mặt bị ảnh hưởng, có thể xuất hiện do nhiệt hay có thể do gắng sức thể chất hoặc phản ứng với cảm xúc.
  • Màu mống mắt bên ảnh hưởng sáng hơn khi trẻ ở độ tuổi dưới 1.

Khi nào người mắc hội chứng Horner cần đi kiểm tra

Khi có dấu hiệu đột ngột của hội chứng Horner, bạn không nên chủ quan mà cần phải đến các cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán.

Người mắc hội chứng Horner cần lập tức kiểm tra khi có các triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
  • Xuất hiện tình trạng đau đầu hay bị đau cổ đột ngột.
  • Có dấu hiệu suy giảm về vấn đề thị lực;
  • Các phần cơ dần bị yếu hay có thể bị thiếu cơ ở mức độ nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Horner

Hội chứng Horner xuất hiện là do tổn thương các dây thần kinh giao cảm của mặt và mắt. Trong khi đó, hệ thống thần kinh giao cảm có vai trò điều hòa nhịp tim, kiểm soát lưu thông và đổ mồ hôi, kích thước cũng như huyết áp,...

hoi-chung-horner

Nguyên nhân gây hội chứng Horner là do tổn thương các dây thần kinh giao cảm của mặt và mắt.

Dây thần kinh giao cảm mặt không trực tiếp từ não đến mặt, mà bắt đầu trong khu vực của não (được gọi là vùng dưới đồi) đi qua não và sau đó xuống cột sống để vào ngực. Từ ngực nó quay trở lại lên cổ, bên cạnh các động mạch cảnh vào hộp sọ và sau đó đến mắt. Nếu các dây thần kinh bị thương tại bất kỳ điểm nào dọc theo tuyến đường này, có thể dẫn đến hội chứng Horner.

Nguyên nhân cụ thể của hội chứng Horner được chia thành 3 nhóm tế bào thần kinh sau đây:

- Tế bào thần kinh thứ nhất

Được dẫn từ vùng dưới đồi đi qua cuống não và kéo dài lên phần trên của tủy sống. Các vấn đề trong khu vực này có thể phá vỡ chức năng thần kinh liên quan đến hội chứng Horner gồm: Đột quỵ; khối u; các bệnh gây ra mất vỏ bảo vệ tế bào thần kinh (myelin); chấn thương cổ; các nang hoặc khoang trong cột sống (bệnh rỗng tủy sống).

- Tế bào thần kinh thứ hai

Kéo dài từ cột sống qua phần trên của ngực và đi vào bên cổ. Các nguyên nhân liên quan đến tổn thương thần kinh ở khu vực này có thể là do người mắc bệnh ung thư phổi; có khối u vỏ myelin (schwannoma); do tổn thương các mạch máu chính dẫn máu từ tim (động mạch chủ); các phẫu thuật trong khoang ngực và tổn thương do sang chấn.

- Tế bào thần kinh thứ ba

Kéo dài dọc bên cạnh cổ và dẫn đến da mặt và các cơ của mống mắt và mí mắt. Các tổn thương thần kinh trong khu vực này có thể liên quan đến các vấn đề như tổn thương động mạch cảnh dọc theo bên cổ; tổn thương tĩnh mạch cổ dọc theo bên cổ; khối u hoặc nhiễm trùng gần đáy sọ; đau nửa đầu; các cơn đau đầu chùm, một rối loạn dẫn đến mô hình đau đầu dữ dội theo chu kỳ.

Phương pháp điều trị hội chứng Horner

Để chẩn đoán hội chứng Horner, các bác sĩ sẽ bắt đầu hỏi về bệnh sử và kiểm tra toàn diện về thể chất.

Các thử nghiệm bao gồm:

  • Thử nghiệm giãn đồng tử, thử nghiệm theo dõi để có thể xác định chẩn đoán hội chứng Horner.
  • Tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu, cổ và ngực để xác định khối u, các dấu hiệu của đột quỵ, tổn thương động mạch cảnh và vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh giao cảm trên khuôn mặt.
  • Các xét nghiệm khác cũng được tiến hành như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để phát hiện các chất được sản xuất bởi bệnh ung thư.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho người mắc hội chứng Horner. Cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên hội chứng. Thông thường, hội chứng Horner biến mất khi vấn đề y tế cơ bản được điều trị hiệu quả.

Những thông tin về hội chứng Horner mà Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp, hy vọng giúp các bạn hiểu hơn về hội chứng Horner, các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết để sớm kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.